II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ
3. Vấn chẩn: (hỏi bệnh)
Ngoài những nội dung hỏi bệnh chung như y học hiện đại, phần hỏi đặc thù theo y học cổ truyền để phân định được hư thực, hàn nhiệt, tạng phủ.
3.1. Hỏi về hàn nhiệt:
3.1.1. Sợ lạnh:
- Mới phát sốt, sợ lạnh là phong hàn.
- Bệnh lâu ngày, sợ lạnh, chân tay lạnh là dương hư. - Lạnh vùng thắt lưng, đái đêm nhiều là thận dương hư.
- Bụng đầy, đại tiện sống, nát kèm chân tay lạnh là tỳ dương hư.
3.1.2. Phát sốt:
- Sốt nhẹ, rức đầu, sổ mũi, sợ lạnh là cảm phong hàn.
- Sốt cao vật vã, ra nhiều mồ hôi, khát nước, mặt đỏ là lý thực nhiệt. - Sốt kéo dài hoặc sốt nhẹ về buổi chiều và đêm, gò má đỏ, mồ hôi trộm, nhức trong xương, lòng bàn tay, bàn chân nóng là âm hư hoả vượng.
- Lúc sốt, lúc rét là chứng bán biểu bán lý.
3.1.3. Hỏi về mồ hôi:
- Sốt cao, ra nhiều mồ hôi, khát nước là lý thực nhiệt
- Tự ra mồ hôi không do lao động hay thời tiết là dương hư - Ra mồ hôi ban đêm khi ngủ là âm hư.
3.1.4. Hỏi về đau:
- Vị trí: + Đau đầu:
Vùng chẩm, gáy vai thuộc kinh thái dương Vùng trán thuộc kinh Dương minh
Nửa đầu thuộc kinh Thái dương Vùng đỉnh thuộc kinh Quyết âm can
Đau khắp đầu như bó chặt hoặc như đội đá là do tỳ thấp. + Đau ngực:
Kèm sốt cao, đờm quánh là phế nhiệt Đau lâu hay tái phát là đàm ẩm
Ngực sườn đầy tức là can khí uất. + Đau lưng:
Đau nặng nề, đau tăng khi mới ngủ dậy, giảm đau khi vận động là do phong thấp
Đau do lao động, do ngã là huyết ứ
Đau đã lâu, thể trạng yếu, lao động đau nặng là thận hư. + Đau bụng:
Kèm chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi là thực tích.
Có liên quan đến bữa ăn, giảm đau sau ăn, sợ xoa ấn, thích chườm lạnh là thực nhiệt.
Đau bụng đầy hơi, khi đau chỗ này, khi đau chỗ khác là khí trệ - Tính chất:
+ Đau nhiều, vị trí cố định là huyết ứ
+ Đau kèm co cứng, lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau là do hàn tà + Đau kèm sưng nóng đỏ là thực nhiệt.
3.1.5. Hỏi về ăn uống:
- Khát:
+ Thích uống nước mát: Thực nhiệt + Không muốn uống: Hàn thấp
+ Thích uống nước nóng, uống nước lạnh đầy bụng: Dương hư. - Thèm ăn: Thèm ăn, ăn nhiều, mau đói: Vị nhiệt
+ Đói không muốn ăn: Vị âm hư
+ Ăn thức ăn mát lạnh bụng đầy chướng: Tỳ dương hư - Cảm giác trong miệng:
+ Miệng đắng: nhiệt ở can, đởm + Miệng chua hôi: Nhiệt ở Vị trường + Miệng hôi: Vị hoả
+ Miệng nhạt: Chứng hư đàm trệ + Miệng ngọt: Thấp nhiệt ở tỳ + Miệng mặn: Thận hư
3.1.6. Hỏi về ngủ:
- Mất ngủ hồi hộp hay mê: Tâm huyết hư - Trằn trọc khó ngủ: Âm hư hoả vượng - Mất ngủ, miệng đắng hôi: Thực tích.
3.1.7. Hỏi về đại tiện:
- Táo bón: Bệnh ở người khỏe là thực nhiệt, ở người già, người yếu là do âm hư, huyết hư, khí hư.
- Đại tiện lỏng: Phân khẳn: Tích trệ, lý nhiệt; Phân ít thối: tỳ vị hư hàn; Đi ngoài vào buổi sáng sớm: Thận dương hư; Đại tiện nhiều lần, đau mót: Tthấp nhiệt
đại trường.
- Phân trước rắn, sau lỏng: Tỳ vị hư
3.3.8. Hỏi về tiểu tiện:
- Nước tiểu ít nóng, màu đậm: Thực nhiệt. - Nước tiểu trong, nhiều: Hư hàn
- Đái rắt, đái buốt, nước tiêu đâm: Thấp nhiệt bàng quang - Luôn mót đái, đái đêm nhiều lần: Thận khí hư.
- Đái dầm: Thận khí hư
3.1.9. Hỏi về kinh nguyệt, khí hư:
- Kinh sớm trước kỳ, màu đỏ tươi, lượng nhiều: Huyết nhiệt
- Kinh sau kỳ, màu thẫm có cục, đau trước kỳ: Do hàn hoặc huyết ứ - Kinh muộn lượng ít, màu nhạt: Huyết hư
- Khí hư màu trắng: Tỳ thận hàn thấp - Khí hư vàng dính, hôi: Thấp nhiệt.