VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 98 - 101)

II. Điều trị bằng y học cổ truyền 2.1 Nguyên nhân

16. VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Viêm khớp dạng thấp là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh khớp, là bệnh mang tính chất xã hội vì sự thường có, vì sự diễn biến kéo dài và hậu quả dẫn đến tàn phế của bệnh.

Bệnh viêm khớp dạng thấp gặp ở mọi nơi trên thế giới, bệnh chiếm từ 0,5 3% dân số ở người lớn. Ở Việt Nam có tỷ lệ 0,5% trong nhân dân và 20% số bệnh nhân mắc các bệnh về khớp được điều trị tại bệnh viện.

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên (70 - 80%) là nữ và 60 - 70% trên 30 tuổi). Bệnh có tính chất gia đình trong một số trường hợp

Nguyên nhân cơ chế: nguyên nhân chưa rõ ràng, nghĩ nhiều đến nguyên nhân do virus? và người ta coi đây là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố: tác nhân gây bệnh, cơ địa, di truyền và các yếu tố thuận lợi khác.

Lúc đầu tác nhân gây bệnh tác động vào cơ thể sinh kháng thể 1, kháng thể 1 lại trở thành tác nhân kích thích cơ thể sinh kháng thể 2, kháng thể 1, kháng thể 2 với sự có mặt của bổ thể kết hợp với nhau, ở trong dịch khớp thành những phức hợp kháng nguyên – kháng thể, phức hợp này được các tế bào đến thực bào và tế bào này bị phá huỷ giải phóng nhiều men tiêu thể, men này sẽ kích thích và huỷ hoại màng hoạt dịch khớp gây lên quá trình viêm không đặc hiệu, quá trình này kéo dài không chấm dứt đi từ khớp này qua khớp khác.

Theo y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp thuộc phạm vi chứng tý, nguyên nhân do phong hàn thấp nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, xương khớp, kinh lạc làm khí huyết tắc trở gây chứng sưng đau các khớp. Bệnh lâu ngày ảnh hưởng tới khí huyết can thận tỳ làm dính cứng khớp biến dạng khớp teo cơ.

2. Điều trị bằng y học cổ truyền

2.1. Viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp

Triệu chứng: sưng nóng đỏ đau tại khớp, đau cự án, cử động đau tăng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác.

Pháp: khu phong, thanh to giải độc, hoạt huyết, lợi niệu trừ thấp Phương:

Bài 1. Thuốc nam:

Thổ phục linh 16g Ngưu tất 12g

Rễ cây cà gai leo 10 g Huyết dụ 10g

Rễ cây cúc áo 10g Kê huyết đằng 12g Sinh địa 12g

Bài 2. Quế chi thược dược tri mẫu tham gia giảm:

Quế chi 8g Tri mẫu 12g

Bạch thược 12g Bạch truật 12 g

Cam thảo 6g Phòng phong 12 g

Ma hoàng 8g Kim ngân hoa 16g

Châm cứu A thị huyệt tại khớp đau

Toàn thân: châm tả hợp cốc, phong môn, túc tan lý, huyết hải, đại chuỳ.

2.2. Viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng, teo cơ, dính cứng khớp (Đàm ở kinh lạc) ở kinh lạc)

Triệu chứng: các khớp sưng đỏ, đau, biến dạng khớp, dính cứng khớp, teo cơ, thể trạng suy sụp, da xanh, môi nhạt, mạch trầm hoạt.

Pháp: khu phong thanh nhiệt trừ thấp hoá đàm Phương:

Bài 1. Thuốc nam:

Rễ cây vòi voi 16g Hy thiêm 16g

Thổ phục linh 16g Ngưu tất 12g

Rễ cây cà gai leo 10 g Huyết dụ 10g

Rễ cây cúc áo 10g Bán hạ 12g

Sinh địa 12g Nam tinh 12g

Kê huyết đằng 12g

Bài 2. Quế chi thược dược tri mẫu tham gia giảm:

Quế chi 8g Bán hạ 12g

Bạch thược 12g Bạch truật 12 g

Cam thảo 6g Phòng phong 12 g

Ma hoàng 8g Kim ngân hoa 16g

Liên kiều 12g Nam tinh chế 8g

Tri mẫu 12g Bạch giới tử sao 8g

Đào nhân 8g Hồng hoa 8g

Châm cứu: châm A thị huyệt

Toàn thân: châm tả hợp cốc, phong môn, túc tan lý, huyết hải, đại chuỳ.

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)