Thuốc bổ huyết

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 71 - 74)

II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ

3. Thuốc bổ huyết

3.1. Tác dụng

dài. Biểu hiện: Sắc mặt xanh vàng, da khô ráp, hoa mắt chóng mặt, ù tai, hồi hộp, kinh nguyệt không đều, mạch tế sác vô lực.

- Chữa các chứng đau khớp và đau dây thần kinh có teo cơ cứng khớp do huyết hư không nuôi dưỡng được cân.

- Suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể (do huyết hư không nuôi dưỡng được tâm).

- Các bệnh phụ khoa do can tỳ thận và huyết bị hư gây rối loạn kinh nguyệt, rong huyết, rong kinh, thống kinh, doạ sảy, sảy thai, đẻ non.

Chú ý khi sử dụng thuốc bổ huyết:

- Thuốc bổ huyết và bổ khí được dùng phối hợp với nhau để tăng cường hiệu lực.

- Một số thuốc bổ huyết có tác dụng bổ âm như Thục địa, A giao, Tang thầm và một số thuốc bổ âm có tác dụng bổ huyết như: Bạch thược, Kỷ tử

3.2. Các vị thuốc

3.2.1. Thục địa

- Bộ phận dùng: Dùng củ sinh địa chưng với rượu 9 lần và phơi khô 9 lần (cửu chương, cửu sái)

- Tính vị quy kinh: Ngọt, hơi ấm vào kinh tâm can thận. - Tác dụng: Bổ huyết, dưỡng âm

- Ứng dụng:

+ Bổ thận: Chữa di tinh, đái dầm, mất ngủ, lưng gối mềm yếu + Bổ huyết điều kinh: Chữa kinh nguyệt không đều.

+ Chữa hen suyễn do thận hư không nạp được khí. + Chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư.

+ Chữa khát và sinh tân dịch, chữa bệnh tiêu khát (đái nhạt, đái đường) - Liều dùng, cách dùng: 8 - 16 g/ngày. Sắc uống

3.2.2. Hà thủ ô

- Bộ phận dùng: Rễ củ phơi khô của cây hà thủ ô đỏ - Tính vị quy kinh: Đắng, chát ấm vào kinh can thận - Tác dụng: Bổ can thận, bổ huyết, bổ tinh

- Ứng dụng:

+ Chữa di tinh do thận hư

+ Chữa chứng tê liệt nửa người (do tai biến mạch máu não) + Chữa thiếu máu

+ Chữa táo bón do huyết hư hoặc do tân dịch bị giảm + Chữa lao hạch, sốt rét và các vết thương lâu liền miệng

- Liều dùng, cách dùng: 12 - 20 g/ngày. Sắc uống

Ghi chú: Hà thủ ô và Sinh địa thường dùng phối hợp để hỗ trợ cho nhau.

3.2.3. Tang thầm

- Bộ phận dùng: Quả dâu gần chín phơi khô hoặc nấu cao - Tính vị quy kinh: Ngọt, chua lạnh vào kinh can thận - Tác dụng: Bổ huyết trừ phong.

- Ứng dụng:

+ Chữa chứng huyết hư sinh phong biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt, tai ù, mất ngủ, chân tay run, liệt 1/2 người.

+ Chỉ khát sinh tân dịch: Chữa sốt cao kéo dài hoặc do nôn + Lợi niệu trừ phù thũng: Chữa phù do viêm cầu thận mạn + Nhuận tràng, chữa táo bón do huyết hư, âm hư

+ Chữa lao hạch.

- Liều dùng, cách dùng: 12 - 20 g/ngày. Sắc uống

3.2.4. Long nhãn

- Bộ phận dùng: Cùi nhãn phơi khô

- Tính vị quy kinh: Ngọt, bình vào kinh tâm can tỳ - Tác dụng: Bổ huyết, bổ thận, kiện tỳ, an thần

- Ứng dụng: Chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể, mất ngủ, kém ăn - Liều dùng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày. Sắc uống

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)