Thuốc phát tán phong nhiệt (tân lương giải biểu)

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 60 - 62)

II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ

2. Thuốc phát tán phong nhiệt (tân lương giải biểu)

2.1. Định nghĩa:

Là thuốc cay mát điều trị bệnh ở phần biểu do phong nhiệt gây ra.

2.2. Tác dụng chung:

Điều trị cảm mạo phong nhiệt, thời kỳ khởi phát của bệnh nhiemx trùng truyền nhiễm., làm mọc các nốt ban chẩn, ho, viêm phế quản thể hen, chống dị ứng, lợi niệu, hạ sốt.

2.3. Các vị thuốc:

2.3.1. Cát căn (sắn dây):

- Bộ phận dùng: Củ

- Tính vị: Ngọt bình vào kinh tỳ vị.

- Tác dụng điều trị: Cảm mạo có sốt, ỉa chảy nhiễm khuẩn, sinh tân chỉ khát điều trị khát nước, giãn cơ điều trị co cứng các cơ do cảm mạo phong nhiệt, làm mọc các nót ban chẩn điều trị: Sởi, thủy đậu...

- Liều dùng, cách dùng: 4 - 8 g/ngày. Sắc uống

2.3.2. Bạc hà:

- Bộ phận dùng: Toàn cây.

- Tính vị: Cay, mát vào kinh phế can thận.

- Tác dụng điều trị: Cảm mạo có sốt, viêm màng tiếp hợp cấp, viêm họng, đau bụng, ho, sốt, làm mọc ban chẩn điều trị sốt mọc ban.

2.3.3. Tang diệp:

- Bộ phận dùng: Lá cây dâu.

- Tính vị: Ngọt, đắng, lạnh vào kinh phế can.

- Tác dụng điều trị: Cảm mạo có sốt, viêm màng tiếp hợp cấp, viêm họng, ho, cầm máu.

- Liều dùng, cách dùng: 8 - 16 g/ngày. Sắc uống

2.3.4. Cúc hoa:

- Bộ phận dùng: Hoa.

- Tính vị: Ngọt, đắng, lạnh vào kinh phế can thận.

- Tác dụng điều trị: Cảm mạo phong nhiệt, bệnh truyền nhiễm giai đoạn khởi phát, mụn nhọt, viêm màng tiếp hợp, cao huyết áp, đau đầu.

- Liều dùng, cách dùng: 8 - 12 g/ngày. Sắc uống

2.3.5. Phù bình: Bộ phận dùng: Toàn cây trừ rễ.

- Tính vị: Cay, lạnh.

- Tác dụng điều trị: Cảm mạo phong nhiệt, phù thũng, dị ứng, mụn nhọt, làm mọc ban chẩn.

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)