II. Điều trị bằng y học cổ truyền 2.1 Nguyên nhân
15. VIÊM PHẾ QUẢN MẠN 1.Định nghĩa.
1.Định nghĩa.
Viêm phế quản mạn tính là một tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt: Mỗi đợt kéo dài khoảng 3 tuần, ít nhất 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền.
2. Nguyên nhân
- Hút thuốc lá, thuốc lào: Khói thuốc lá làm giảm vận động lông mao của tế bào lông chuyển của niêm mạc phế quản, làm phì đại và tăng tiết của tuyến dịch nhầy, giảm chức năng đại thực bào của phế nang, kích thích co thắt cơ trơn phế quản.
- Nghề nghiệp: Những người tiếp xúc với bụi vô cơ, bụi hữu cơ như công nhân mỏ than, công nhân luyện kim, thợ cán bông…
- Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virus, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là cơ sở thuận lợi cho viêm phế quản mạn tính phát triển. - Yếu tố thuận lợi: Cơ địa dị ứng khí hậu ẩm ướt, lạnh, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu…là những yếu tố làm cho bệnh dễ phát triển.
3.1. Lâm sàng
- Ho có đờm: đờm nhầy trong, dính, khi có bội nhiễm đờm đục. Đờm khạc nhiều vào buổi sáng sớm trên 200ml/24h. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, lúc đầu mỗi lần 10-15 ngày, về sau các đợt ho và khạc đờm thường xuyên và kéo dài hơn.
- Khó thở: là một triệu chứng quan trọng. Khó thở khi gắng sức về sau khó thở thường xuyên, tím tái.
- Ngoài ra: Bệnh nhân gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...
- Khám phổi: Rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm, nghe có ran rít, ran ngáy và ran ẩm.
3.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm đờm: soi trực tiếp và cấy thấy vi khuẩn. - Xquang phổi: rốn phổi đậm.
- Soi phế quản: niêm mạc nhạt màu, nhiều chất nhầy.
4. Chẩn đoán:
4.1. Chẩn đoán xác định:
Dựa vào tiêu chuẩn trong định nghĩa và triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
4.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Lao phổi : ho kéo dài , Xquang có hình ảnh đám mờ ở phổi. - Giãn phế quản: ho và khạc đờm nhiều, nhưng < 200ml/24 giờ.
- Hen phế quản: cần chẩn đoán phân biệt với viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn, dùng test xịt Salbutamol 200 - 300 mig và đo FEV1, nếu FEV1 tăng không quá 15% là viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn .
- Ung thư phế quản: ho kéo dài. Xquang có hình ảnh u hoặc hạch chèn ép. - Khí phế thũng: khi viêm phế quản mạn tính chưa biến chứng khí phế thũng