II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ
2. Nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc
2.1. Định nghĩa
Là những thuốc điều trị bệnh do nhiệt độc hoả độc gây ra viêm nhiễm, dị ứng, mề đay, zona, chàm. Thuốc có tính chất kháng sinh chống viêm nhiễm.
2.2. Tác dụng chung
Điều trị các bệnh viêm nhiễm như: Viêm cơ, viêm đường hô hấp, giải dị ứng, hạ sốt, vết thương nhiễm trùng, viêm màng tiếp hợp...
2.3. Cách sử dụng
Khi dùng cần kết hợp với các loại thuốc khác: Hoạt huyết, thanh nhiệt tả hoả, lợi tiểu, nhuận tràngv.v..
Liều dùng phải thích hợp (nhiều nhất là 4 vị, ít nhất là 2 vị).
2.4. Các vị thuốc
2.4.1. Kim ngân hoa
- Dùng hoa
- Tính vị: Ngọt lạnh vào kinh phế, vị tâm.
- Tác dụng điều trị: Điều trị bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm, dị ứng, đau khớp, lỵ trực trùng, đại tiện ra máu.
- Liều dùng, cách dùng: 12 - 80 g/ngày. Sắc uống
2.4.2. Xạ can (rễ rẻ quạt)
- Dùng thân rễ
- Tính vị: Đắng, lạnh hơi độc vào kinh phế can.
- Tác dụng điều trị: Viêm họng, giảm ho, long đờm, lợi niệu, lao hạch, viêm hạch.
- Liều dùng, cách dùng: 3 - 6 g/ngày. Sắc uống
2.4.3. Sài đất
- Dùng toàn cây, bỏ rễ .
- Tính vị: Đắng, mát vào kinh phế can thận..
- Tác dụng điều trị: Viêm cơ, mụn nhọt, lở loét, rôm xảy, viêm tuyến vú. - Liều dùng, cách dùng: 25 - 30 g/ngày. Sắc uống
2.4.4. Liên kiều
- Dùng quả chín phơi khô
- Tính vị: Đắng, lạnh vào kinh đởm đại trường tam tiêu.
đường tiết niệu.