Thuốc bổ dương

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 69 - 71)

II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ

2. Thuốc bổ dương

2.1. Định nghĩa

- Thuốc bổ dương là các thuốc dùng để chữa các chứng dương hư.

- Phần dương của cơ thể gồm: Tâm, tỳ, thận dương, khi tâm tỳ dương hư thì biểu hiện tay chân mệt mỏi, da lạnh, ăn uống không tiêu, ỉa lỏng, mạch vô lực, thường dùng với thuốc trừ hàn như Nhục quế, Can khương, Phụ tử chế.

lưng gối mỏi yếu, lạnh, đau, mạch trầm tế thì dùng các loại thuốc bổ thận dương.

2.2. Tác dụng điều trị

- Chữa các bệnh hưng phấn thần kinh giảm:

+ Suy nhược thần kinh do ức chế và hưng phấn đều giảm với các triệu chứng: Di tinh, liệt dương, đau lưng, ù tai, chân tay lạnh, mạch trầm nhược.

+ Những người lão suy: Biểu hiện đau lưng, tiểu tiện nhiều lần. - Đái dầm thể hư hàn.

- Trẻ em chậm phát dục: Chậm biết đi, chậm mọc răng, chậm liền thóp, trí tuệ kém phát triển.

- Bệnh hen phế quản mạn tính thể hư hàn do thận dương hư không nạp được khí.

- Bệnh thoái hoá khớp, đau khớp kéo dài.

Chú ý: Không nên dùng thuốc bổ dương cho người âm hư, tân dịch giảm

sút.

2.3. Các vị thuốc

2.3.1.Cẩu tích

- Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô của cây cẩu tích hay lông cu ly - Tính vị quy kinh: Đắng, ngọt ấm vào kinh can thận

- Tác dụng: Ôn dưỡng can thận, trừ phong thấp - Ứng dụng:

+ Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư (hay dùng phối hợp với Đỗ trọng, Tang ký sinh, Ngưu tất, Tục đoạn)

+ Chữa di tinh, di niệu, ra khí hư nhiều do thận hư, mạch xung, nhâm suy yếu.

+ Chữa đau khớp, đau dây thần kinh

- Liều dùng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày. Sắc uống

2.3.2. Ba kích thiên

- Bộ phận dùng: Rễ phơi khô của cây Ba kích thiên. - Tính vị quy kinh: Cay đắng ấm vào kinh thận. - Tác dụng: Bổ thận dương, làm mạnh gân xương. - Ứng dụng:

+ Chữa di tinh, hoạt tinh, liệt dương do thận dương hư + Chữa đau lưng, gân cốt mềm yếu.

+ Chữa viêm phế quản mạn do thận dương hư + Chữa tiểu tiện nhiều lần, đái dầm

2.3.3. Cốt toái bổ

- Bộ phận dùng: Thân rễ phơi của cây cốt toái bổ - Tính vị quy kinh: Đắng ấm vào kinh can thận

- Tác dụng: Bổ thận, mạnh gân xương, hoạt huyết tiêu ứ - Ứng dụng:

+ Chữa đau nhức khớp xương, đau lưng, răng rụng sớm, chấn thương gẫy xương lâu liền.

+ Hoạt huyết, chống xung huyết: Dùng trong trường hợp chảy máu do chấn thương, đại tiện ra máu, phụ nữ rong kinh.

- Liều dùng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày. Sắc uống

2.3.4. Thỏ ty tử

- Bộ phận dùng: Hạt chín phơi khô của cây tơ hồng. - Tính vị quy kinh: Cay, ngọt bình vào kinh can thận. - Tác dụng: Bổ can thận, sáng mắt, cố tinh

- Ứng dụng:

+ Chữa di tinh, hoạt tinh, liệt dương do thận dương hư. + Làm mạnh gân xương, chữa lưng gối mỏi yếu.

+ Chữa tiểu tiện nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ, đái dầm + Chữa ỉa chảy mạn tính do tỳ thận dương hư.

+ Chữa quáng gà, giảm thị lực do can huyết hư. + Chữa chứng hay sảy thai, đẻ non

- Liều dùng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày. Sắc uống

2.3.5. Đỗ trọng

- Bộ phận dùng: Vỏ thân phơi khô của đỗ trọng - Tính vị quy kinh: Ngọt, cay ấm vào kinh can thận - Tác dụng: Ôn bổ can thận, an thai, chỉ thống - Ứng dụng:

+ Chữa di tinh, liệt dương, hoạt tinh do thận dương hư + Làm mạnh gân xương chữa đau lưng

+ An thai: Chữa sảy thai, đẻ non. Thường phối hợp với Thỏ ty tử, Tang ký sinh, Tục đoạn.

+ Chữa cao huyết áp, lão suy, tai biến mạch máu não - Liều dùng, cách dùng: 8 - 20 g/ngày. Sắc uống

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)