Thuốc hành khí

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 65 - 66)

II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ

1. Thuốc hành khí

1.1. Hương phụ (củ gấu)

- Bộ phận dùng: Thân củ phơi khô - Tính vị: Cay, đắng, ấm vào tâm can tỳ - Công dụng: Hành khí giải uất điều kinh. - Tác dụng:

+ Chữa các cơn đau do khí trệ: Đau dạ dày, co thắt đại tràng, co thắt cơ, đau dây thần kinh ngoại biên.

+ Giải uất: Chữa chứng khí trệ trong huyết gây nôn ra máu, đái máu, đại tiện ra máu, rong huyết, rong kinh, thống kinh.

+ Kích thích tiêu hoá, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, tắc tia sữa. + Chữa cảm mạo do phong hàn.

- Liều dùng, cách dùng: 8 - 12 g/ngày (dùng sống hoặc qua tứ chế). Sắc uống

1.2. Trần bì (vỏ quýt phơi khô)

- Tính vị: Cay, ấm vào vào phế vị. - Công dụng: Hành khí, tiêu đờm.

- Tác dụng: Chữa các bệnh khí trệ ở tỳ vị gây đau bụng, táo bón, bí tiểu tiện, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh, do tỳ hư. Ở phế có tác dụng chữa ho và long đờm

- Liều dùng, cách dùng: 4 - 12 g/ngày. Sắc uống

1.3. Mộc hương

- Bộ phận dùng: Rễ cây Mộc hương phơi khô. - Tính vị: Cay, đắng, ấm vào phế, can, tỳ.

- Công dụng: Hành khí, chỉ thống, hoà vị giải độc, lợi niệu. - Tác dụng:

+ Chữa các cơn đau do khí trệ, đau dạ dày, co thắt đại tràng, co thắt cơ. + Chữa cơn đau do can khí uất: Đau mạng sườn, đau bụng.

+ Cầm ỉa chảy do tỳ hư.

- Liều dùng, cách dùng: 2 - 12 g/ngày. Sắc uống

1.4. Sa nhân

- Bộ phận dùng: Quả và hạt gần chín phơi khô của cây sa nhân. - Tính vị: Cay ấm vào kinh tỳ vị thận.

chảy mạn do tỳ hư, an thai do khí trệ gây động thai. - Liều dùng, cách dùng: 4 g/ngày. Sắc uống

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)