II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ
1. Biểu chứng: Là bện hở phần ngoài cơ thể như: Da, gân, cơ, khớp, kinh
lạc, thần kinh ngoại biên.
1.1. Biểu hiện:
Phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, đau mình mẩy, ngạt mũi hắt hơi, ho, nhức đầu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
1.2. Ý nghĩa:
Bệnh mới mắc còn ở phần ngoài cơ thể, chưa vào sâu trong tạng phủ, chính khí chưa suy.
1.3. Thể phối hợp:
- Biểu hàn: Sợ gió, sợ lạnh nhiều, sốt nhẹ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
- Biểu nhiệt: Sốt nhiều, không sợ lạnh, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. - Biểu hư: Ra nhiều mồ hôi, mạch phù hoãn.
- Biểu thực: Không ra mồ hôi, mạch phù khẩn.
2. Lý chứng:
Sốt cao khát nước, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nước tiểu đỏ, nôn, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, mạch trầm.
2.2. Ý nghĩa:
Bệnh ở sâu trong, ở các tạng phủ, khí huyết, tân dịch.
2.3. Thể phối hợp:
- Lý hàn: Người mát, chân tay lạnh, không khát nước, thích đắp chăn, đau bụng thích chườm nóng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì.
- Lý nhiệt: Sốt cao, khát nước, bứt rứt, táo bón, tiểu vàng, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch trầm sác.
- Lý hư: Người mệt mỏi, ăn ít, giọng nói nhỏ yếu, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi thon hoặc bệu, mạch trầm vô lực.
- Lý thực: Bụng đầy, ấn đau, táo bón. Sốt cao mê sảng hoặc phát cuồng, rêu lưỡi vàng dầy, mạch trầm có lực.
2.4. Chứng bán biểu bán lý:
Bệnh biểu hiện ở bên ngoài như mụn nhọt, ban chẩn, mày đay, ... nhưng lại do một chứng bệnh bên trong như huyết nhiệt, ...
Biểu hiện: Lúc sốt nóng, lúc rét, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, mắt hoa. Ý nghĩa là bệnh tà lúc ở biểu, lúc vào lý, hoặc biểu lý chưa rõ ràng.
3. Hàn chứng:
3.1. Biểu hiện: Sợ lạnh, thích ấm, miệng nhạt, không khát, sắc mặt xanh trắng, chân tay lạnh, nước tiểu trong nhiều, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng trơn, bóng trắng, chân tay lạnh, nước tiểu trong nhiều, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng trơn, bóng ướt, mạch trầm trì.
3.2. Ý nghĩa:
Do cảm nhiễm phải hàn tà hoặc do dương hư hoặc do ăn uống nhiều thứ sống lạnh. Phải dùng thuốc ấm nóng để chữa.