II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ
10. THUỐC BỔ 1 Thuốc bổ âm
1. Thuốc bổ âm
1.1. Định nghĩa
Thuốc bổ âm là các thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do phần âm của cơ thể bị giảm sút, do tân dịch bị hao tổn, do hư hoả bốc lên gây miệng khô, đau họng, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo.
Phần âm của cơ thể gồm: Thận âm, phế âm, vị âm và tân dịch.
- Phế âm hư: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm. - Thận âm hư: Đau nhức ở trong xương, lòng bàn tay bàn chân nóng, đau lưng, ù tai, di tinh, đái dầm.
- Vị âm hư: Môi khô, lưỡi khô, miệng khát, loét miệng, chảy máu chân răng. - Tân dịch bị giảm: Lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác.
1.2. Tác dụng điều trị
- Các bệnh do rối loạn hoạt động, ức chế thần kinh: Mất ngủ, cao huyết áp, suy nhược thần kinh thể ức chế giảm.
- Các chứng rối loạn thần kinh thực vật do lao: Triều nhiệt, gò má đỏ, ho ra máu, ra mồ hôi trộm...
- Viêm khớp dạng thấp và rối loạn thần kinh thực vật do bệnh của hệ thống tạo keo: Nhức trong xương, hâm hấp sốt, khát nước.
- Trẻ em ra mồ hôi trộm, đái dầm, tình trạng dị ứng nhiễm khuẩn, sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân.
Chú ý: Không dùng cho những người tỳ vị hư như loét dạ dày tá tràng, ỉa chảy mạn, viêm đại tràng mạn...
1.3. Các vị thuốc
1.3.1. Mạch môn đông
- Bộ phận dùng: Rễ cây của cây mạch môn
- Tính vị quy kinh: Ngọt hơi đắng, lạnh vào kinh phế và vị - Tác dụng: Hạ sốt, nhuận phế, sinh tân dịch
- Ứng dụng:
+ Chữa ho do nhiệt táo làm tổn thương phế âm, ho ra máu. + Chữa khát do vị nhiệt
+ Nhuận tràng chữa táo bón do âm hư, do sốt cao gây mất tân dịch
+ Cầm máu trong: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, ho ra máu, chảy máu do sốt cao.
- Liều dùng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày. Sắc uống
1.3.2. Thiên môn đông (củ tóc tiên leo)
- Bộ phận dùng: Rễ, củ cây thiên môn
- Tính vị quy kinh: Ngọt, lạnh vào kinh phế, thần - Tác dụng: Tư âm giáng hoả, nhuận táo
- Ứng dụng: Thường dùng phối hợp với Mạch môn trong trường hợp phế thận âm hư
- Liều dùng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày. Sắc uống
1.3.3. Câu kỷ tử (khởi tử)
- Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô của cây rau khởi - Tính vị quy kinh: Ngọt, bình vào kinh phế, can thận - Tác dụng: Bổ can thận, sáng mắt
- Ứng dụng:
+ Chữa liệt dương, di tinh, đau lưng.
+ Chữa quáng gà, giảm thị lực do can huyết hư
+ Chữa ho do âm hư: Phối hợp với Mạch môn, Sinh địa, Ngũ vị tử, Địa cốt bì
+ Chữa âm hư gây khát, đau nhức trong xương, đau lưng mỏi gối do thận hư.
- Liều dùng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày. Sắc uống
1.3.4. Thạch hộc (hoàng thảo)
- Bộ phận dùng: Thân của những loại phong lan mọc trên đá - Tính vị quy kinh: Mặn ngọt, bình vào kinh vị, thận.
- Tác dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt - Ứng dụng:
+ Chữa chứng miệng khô, họng khô, miệng lở loét, táo bón do sốt cao kéo dài.
+ Chữa nôn mửa do vị nhiệt
- Liều dùng, cách dùng: 8 - 16 g/ngày. Sắc uống