Thuốc hành huyết

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 66 - 68)

II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ

2. Thuốc hành huyết

2.1. Xuyên khung

- Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô của cây Xuyên khung - Tính vị quy kinh: Đắng ấm vào can, đởm, tâm bào. - Tác dụng: Hành khí hoạt huyết, khu phong, chỉ thống - Ứng dụng:

+ Điều hoà kinh nguyệt

+ Chữa đau đầu, đau mình mẩy, đau khớp. + Chữa đau mạng sườn do can khí uất + Chữa mụn nhọt

- Liều dùng, cách dùng: 4 - 12 g/ngày. Sắc uống

2.2. Ích mẫu

- Bộ phận dùng: Dùng toàn cây ích mẫu phơi khô, hạt ích mẫu gọi là sung ung tử.

- Tính vị quy kinh: Cay đắng, lạnh vào can, tâm bào

- Tác dụng: Hoạt huyết điều kinh, bổ thận, ích tinh, dưỡng can sáng mắt. - Ứng dụng:

+ Điều hoà kinh nguyệt, điều trị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, thống kinh. + Giảm sưng nề, giảm đau do chấn thương

+ Đẻ khó do nhau thai không xuống

+ Chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, hạt ích mẫu, điều trị cao huyết áp. - Liều lượng: Hạt: 1 - 4 g/ngày

Lá, cây: 6 - 12 g/ngày - Cách dùng: Sắc uống, cao lỏng

1.3. Ngưu tất

- Bộ phận dùng: Rễ phơi khô của cây ngưu tất - Tính vị quy kinh: Đắng chua bình vào can thận

- Tác dụng: hoạt huyết điều kinh, lợi niệu, bổ thận, trừ thấp. - Ứng dụng:

+ Chữa bế kinh, thống kinh + Chữa đau khớp, đau lưng.

+ Giải độc chữa họng đau miệng loét.

+ Lợi niệu thông lâm, điều trị cao huyết áp, sỏi đường tiết niệu. - Liều dùng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày. Sắc uống

1.4. Nga truật

- Bộ phận dùng: Rễ cây nghệ tím - Tính vị quy kinh: Cay ấm vào tỳ

- Tác dụng: Phá huyết, hành khí, giảm đau. - Ứng dụng:

+ Chữa bế kinh

+ Chữa đau dạ dày do khí trệ

+ Kích thích tiêu hoá: Chống đầy hơi, ợ chua - Liều dùng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày. Sắc uống

1.5. Tam lăng:

- Bộ phận dùng: Thân rễ của cây tam lăng. - Tính vị quy kinh: Đắng bình vào can tỳ.

- Tác dụng: Phá huyết, hành khí, kích thích tiêu hóa. - Ứng dụng:

+ Chữa bế kinh, tắc tia sữa + Chữa cơn đau nội tạng + Kích thích tiêu hóa

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)