Phân loại các cơ sở đàotạo nghề

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 28 - 31)

6. Kết cấu của luận án

2.1.2. Phân loại các cơ sở đàotạo nghề

CSĐT nghề là cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ đào tạo các hoạt động GDNN, hoạt động khoa học công nghệ phục vụ cộng đồng.

Căn cứ theo tính chất đầu tư, các CSĐT nghề được chia làm 2 loại:

Thứ nhất, CSĐT nghề công lập: Do nhà nước đầu tư, đảm bảo hoạt động khi Nhà nước nhận thấy những lợi ích xã hội đủ lớn để tác động đến dân chúng. Hệ thống này thường định hướng cho hoạt động tài chính dạy nghề, cải thiện năng suất lao động và thúc đẩy việc làm, tự tạo việc làm và kết quả nâng cao được phúc lợi cho xã hội.

Thứ hai, CSĐT nghề ngoài công lập: Do các tổ chức, cá nhân đầu tư đảm bảo hoạt động khi họ nhận thấy những lợi ích đem lại cho họ như: Đào tạo nghề giúp nâng cao kỹ năng, thu nhập cho bản thân người lao động trong tổ chức hay doanh nghiệp của họ hoặc thu được lợi nhuận cao hơn. Mặc dù ngân sách nhà nước là một nguồn lực chính, tuy nhiên khi dạy nghề tạo ra lợi ích cho người học và doanh nghiệp, nhất là khi họ là người trực tiếp được hưởng lợi thì họ sẽ đầu tư tài chính vào lĩnh vực dạy nghề.

Căn cứ theo mục tiêu tổ chức quản lý, các CSĐT nghề chia làm 3 loại:

Thứ nhất, CSĐT cung cấp các khóa học dài hạn mang tính chất kỹ thuật và logic với một số môn học mang tính học thuật, lý thuyết. Hệ thống này thường

được cung cấp bởi các trường nghề, trường cao đẳng, đại học. Những trung tâm đào tạo nghề của hệ thống giáo dục đại học cũng có thể thực

hiện các chương trình đào tạo nghề để nâng cao cho các kỹ thuật viên và kỹ sư. Ở nhiều quốc gia, các trường phổ thông cũng có tham gia đào tạo nghề ở cấp độ đơn giản và căn bản.

Thứ hai, CSĐT nghề cho thị trường lao động cung cấp các chương trình liên quan đến nghề nghiệp bao gồm các khóa đào tạo căn bản ngắn hạn cho thanh niên, các khóa học ngắn hạn và dài hạn được chỉ định cho những lao động thất nghiệp, các khóa học nâng cao cho người lao động [23]. Trong hệ thống này, nhân tố chính thường là tổ chức đào tạo cấp quốc gia có mạng lưới nhiều trung tâm đào tạo, gắn kết chặt chẽ với cơ quan lao động địa phương.

Thứ ba, CSĐT nghề tại doanh nghiệp bao gồm những hướng dẫn được cung cấp hoặc đầu tư tài chính bởi các doanh nghiệp cho công nhân của họ, cũng có thể được thực hiện tự nguyện với những quy định riêng. Các quốc gia có sự khác nhau về vai trò của chính phủ trong việc tham gia quản lý việc đào tạo nghề tại doanh nghiệp với 3 hình thức là: chính phủ quy định cứng, không quy định cứng hoặc các doanh nghiệp tự quy định.

Căn cứ theo đơn vị chủ quản, các CSĐT nghề bao gồm:

Theo cách tiếp cận phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước theo chiều dọc, các CSĐT nghề chia thành: Các CSĐT nghề thuộc Chính phủ, các CSĐT nghề thuộc các Bộ, ngành khác nhau và các CSĐT nghề thuộc UBND các địa phương quản lý.

Căn cứ theo trình độ đào tạo của CSĐT nghề bao gồm:

Đào tạo nghề có ba trình độ đào tạo: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Trong đó:

Sơ cấp nghề: Có thời gian đào tạo từ 3 tháng đến dưới 1 năm, phục vụ cho các đối tượng đó đủ điều kiện về sức khỏe, được cấp chứng chỉ sơ cấp sau khi hoàn thành khóa học.

Trung cấp nghề: Thời gian đào tạo từ 1 đến 2 năm tùy chuyên ngành đào tạo, với các đối tượng đã tốt nghiệp THCS hay THPT (hoặc có kiến thức văn hóa THPT theo quy định). Sau hoàn thành khóa học được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp, đặc biệt với đối tượng tốt nghiệp từ THPT sẽ được phép liên thông lên trình

độ cao hơn.

Cao đẳng nghề: Thời gian đào tạo từ 2 đến 3 năm (với các đối tượng đã tốt nghiệp THPT), hoặc từ 1 đến 2 năm với các đối tượng tốt nghiệp trung cấp và có kiến thức văn hóa THPT theo quy định. Sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng.

Căn cứ theo hình thức tổ chức cơ sở GDNN, các CSĐT nghề gồm có:

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Đào tạo các trình độ sơ cấp và dưới sơ cấp.

Trường trung cấp: Đào tạo các trình độ trung cấp và sơ cấp.

Trường cao đẳng: Đào tạo các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp.

Đối với các CSĐT nghề công lập, liên quan đến mức độ tự chủ tài chính có thể phân loại nhóm CSĐT nghề công lập thành hai loại sau:

CSĐT nghề công lập thực hiện tự chủ tài chính: Bao gồm các CSĐT nghề tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư; các CSĐT nghề tự đảm bảo chi thường xuyên; CSĐT nghề tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.

Các CSĐT nghề công lập chưa thực hiện tự chủ tài chính: Bao gồm các CSĐT nghề được Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w