Thực trạng phát triển nguồn lực tài chính từ đóng góp của người học

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 88 - 91)

6. Kết cấu của luận án

3.3.3. Thực trạng phát triển nguồn lực tài chính từ đóng góp của người học

Bên cạnh nguồn từ NSNN cấp, các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ khai thác và phát triển nguồn tài chính từ đóng góp của người học thông qua hình thức thu học phí. Đây thường là nguồn thu ngoài NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các CSĐT nghề công lập thuộc tỉnh. Từ năm 2016 đến nay, các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập:

- Học phí của các cơ sở đào tạo nghề công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền banhành và lộ trình tính đủ chi phí đào tạo. Học phí của các cơ sở đào tạo nghề công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được xác định trên cơ sở tính toán có sự cân đối giữa hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của người học, thực hiện theo lộ trình giảm dần sự bao cấp của Nhà nước.

- Mức trần học phí đối với trình độ trung cấp và cao đẳng tại các cơ sở đào tạo nghề công lập chưa tự đảm bảo kinh phí hoặc đã tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được quy định theo 3 nhóm ngành theo lộ trình các năm học từ 2015-2016 đến 2020-2021.

- Học phí đối với chương trình đào tạo sơ cấp , đào tạo thường xuyên và đào tạo kỹ năng được các cơ sở đào tạo nghề chủ động tính toán và quy định mức thu theo sự đồng thuận của người học và cơ sở giáo dục.

- Căn cứ vào trần học phí từng năm học, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo và hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên, các cơ sở quy định học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, trình độ, ngành đào tạo. Mức học phí phải công khai cho người học trước khi tuyển sinh.

- Học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.

- Học phí đào tạo tính theo tín chỉ, mô đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô đun toàn khóa theo công thức:

Học phí tín chỉ, mô đun = Tổng học phí toàn khóa Tổng số tín chỉ, mô đun toàn khóa

Tổng học phí toàn khóa

Mức thu học phí 1 học

=

sinh, sinh viên / tháng

- Đối với giáo dục nghề nghiệp: đối tượng không phải đóng học phí là những đối tượng học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Đối tượng được miễn , giảm học phí là các đối tượng người có công và thân nhân người có công với cách mạng; các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định, đối tượng theo học một số ngành đặc thù, đốit ượng có hoàn cảnh đặc biệt...

- Ngân sách nhà nước có nhiệm vụ cấp bù học phí cho các cơ sở đào tạo nghề công lập để thực hiện miễn, giảm học phí đối với người học thuộc các đối tượng miễn, giảm theo quy định.

- Các CSĐT nghề công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư , nộp toàn bộ số thu học phí các ngành nghề được NSNN hỗ trợ chi phí đào tạo vào kho bạc nhà nước để quản lý và sử dụng; nộp toàn bộ tiền học phí các ngành nghề không được NSNN hỗ trợ vào ngân hàng thương mại để quản lý và sử dụng. Toàn bộ tiền lãi gửi ngân hàng thương mại được sử dụng để lập các quỹ hỗ trợ sinh viên, học viên.

Trong giai đoạn nghiên cứu, tỉnh Phú Thọ đã triển khai các chính sách về học phí trong GDNN của Trung ương tới các CSĐT nghề công lập của tỉnh. Các CSĐT đã thực hiện các chính sách về học phí, cụ thể về mức thu, phí, lệ phí theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên việc thu hút khai thác nguồn thu từ người học còn rất nhiều hạn chế do công tác tuyển sinh khó khăn, lượng tuyển sinh học viên mới bị sụt giảm qua các năm. Trong khi các CSĐT còn ngại đổi mới, chưa chủ động khai thác và thu hút nguồn tài chính từ phía các doanh nghiệp, đơn vị đặt hàng lao động. Việc tuyển sinh vẫn tổ chức theo các hình thức quảng bá truyền thống, chưa đạt hiệu quả. Do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn học phí tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ.

Bảng 3.9: Cơ cấu nguồn học phí theo cơ sở GDNN

tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Trường Cao đẳng

Trường

Trung cấp Trung tâm GDNN

Tổng thu từ học phí Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2016 1.964,41 11,26 0 0 15.480,39 88,74 17.444,8 100,0 2017 2.704,23 11,43 0 0 20.952,67 88,57 23.656,9 100,0 2018 3.205.98 13,84 0 0 19.959,02 86,16 23.165,0 100,0 2019 3.301,77 21,47 0 0 12.073,53 78,53 15.375,3 100,0 2020 3.383,76 31,26 0 0 7.429,44 68,74 10.823,2 100,0 Tổng giai đoạn 2016-2020 14.560,15 16,09 0 0 75.905,05 83,91 90.465,2 100,0

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ (năm 2020)

Tông nguồn từ học phí trong giai đoạn nghiên cứu tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ thu được là 90.465,2 triệu đồng, Trong đỏ chủ yếu là nguồn thu của các Trung tâm GDNN, tiếp đến là trường Cao đẳng. Vì đặc thù là trường Trung cấp dân tộc nội trú nên không có nguồn thu học phí và thu khác. Đặc biệt năm 2017 đạt mức thu cao nhất trong các năm nghiên cứu là 23.656,9 triệu đồng. Tuy nhiên, nguồn thu này lại bị giảm dần vào các năm tiếp theo, cụ thể: Năm 2018, nguồn học phí là 23.165 triệu đồng, giảm 2,1% so với năm 2017; năm 2019, số học phí thu được là 15.375,3 triệu đồng, giảm 33,6% so với năm 2018; năm 2020, nguồn học phí giảm đi đáng kể chỉ còn 10.823,2 triệu đồng, giảm 29,6% so với năm 2019. Nhận thấy, nguồn thu từ học phí tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ còn chưa ổn định, có xu hướng sụt giảm. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tự đảm bảotài chính tại các cơ sở, những năm qua các CSĐT công lập thuộc tỉnh vẫn còn tâm lý ỷ lại, phụ thuộc quá lớn vào nguồn NSNN cấp, chưa chủ động tìm giải pháp tìm kiếm, khai thác và phát triển NLTC khác, đặc biệt là nguồn thu học phí sụt giảm, công tác tuyển sinh chưa hiệu quả, chưa đổi mới công tác quản lý tài chính, nâng cao khả năng tự chủ tài chính tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w