Thực trạng chính sách phát triển nguồn lực tài chính cho đàotạo nghề

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 76)

6. Kết cấu của luận án

3.3.1. Thực trạng chính sách phát triển nguồn lực tài chính cho đàotạo nghề

công lập của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020

3.3.1. Thực trạng chính sách phát triển nguồn lực tài chính cho đàotạo nghề tạo nghề

Trong giai đoạn nghiên cứu, một số chính sách phát triển NLTC đối với các CSĐT nghề công lập được ban hành và triển khai. Theo đó, chính quyền tỉnh Phú Thọ cũng đã thực thi theo các chủ trương, chính sách về tài chính ĐTN nghề đối với các CSĐT nghề công lập của tỉnh. Hầu hết trong các chủ trương và chính sách đó đều đề cập về vấn đề tài chính đối với hoạt động ĐTN trên các khía cạnh cụ thể như:

Thứ nhất, sử dụng NSNN dành cho ĐTN tiết kiệm, hiệu quả, thí điểm tiến tới xây dựng cơ chế đấu thầu chi tiêu đào tạo do Nhà nước đặt hàng, chính sách hỗ trợ có thời hạn cho các CSĐT nghề công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập.

Thứ hai, huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển ĐTN.

Thứ ba, đổi mới cơ bản chế độ giá dịch vụ, lệ phí và trợ cấp xã hội.

Thứ tư, nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế thu và sử dụng giá dịch vụ học nghề; mức thu giá dịch vụ và lệ phí tuyển sinh học nghề theo hướng ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước theo khả năng ngân sách, học phí cần bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tập và có tích lũy đểđầu tư phát triển Nhà trường, bước đầu bù đắp chi phí thường xuyên. Xóa bỏ mọi khoản thu ngoài giá dịch vụ.

Thứ năm, chính sách trợ cấp giá dịch vụ hoặc học bổng cho người học là đối tượng chính sách, những người ở vùng khó khăn, những người nghèo và những người học xuất sắc, không phân biệt học ở trường công lập hay ngoài công lập.

Cụ thể, ngoài văn bản Luật mà Quốc hội ban hành như: Luật GDNN, Luật NSNN, Luật giáo dục... thì Chính phủ cũng đưa ra một số văn bản liên quan đến

các vấn đề tài chính đối với GDNN:

- Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2021 – 2021. Văn bản nêu rõ quy định về học phí, thu và sử dụng học phí, các đối tượng miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập. Các đối tượng được miễn giảm học phí là người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp, người học trung cấp, cao đẳng các ngành khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu hay ngành đặc thù.

- Bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ ĐTN cho các đối tượng được ưu tiên trong các văn bản như: Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ĐTN và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất; Quyết định số 157/2007/QĐ- TTG ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên được vay vốn để tham gia ĐTN trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

- Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị công lập. Nghị định này quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí, khoa học và công nghệ, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

- Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập 41 Điều quy định cụ thể về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công; tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế - dân số, giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; lập chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi; tổ chức thực hiện. Nghị định này ban hành có nhiều đổi mới nhằm thay thế, khắc phục những hạn chế và cụ thể hóa cho những nghị định trước đây về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công nghiệp như nghị định 16/2015/NĐ-CP, nghị định 43/2006/NĐ-CP. Trong đó có những

quy định mới, chi tiết hơn về phân loại mức tự chủ tài chính, tự chủ tài chính, giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với tỉnh Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

- Kế hoạch số 3163/KH-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ về thực hiện chương trình mục tiêu GDNN giai đoạn 2018 – 2020 nhấn mạnh mục tiêu chuyển mạnh công tác đào tạo nghề từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sang đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Theo đó dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” nêu rõ các hoạt động như: Hỗ trợ đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường; hỗ trợ đầu tư sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các phòng thí nghiệm công nghệ cao, trung tâm công nghệ cao...; hỗ trợ đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất,mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nghề trọng điểm cấp quốc gia và khu vực; tổ chức thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp về giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm đáp ứng thị trường lao động; ưng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học; đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

....

- Thông tư số 19-TT/TU ngày 23/4/2014 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07- NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Kết luận số 22 -KL/TU ngày 14/ 9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 24/6/2011 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, văn bản chỉ rõ các nhiệm vụ: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chuyển đổi đào tạo theo khung trình độ quốc gia, chuẩn đầu ra theo ngành, nghề, trình độ đào tạo; Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề lao động nông thôn, đào tạo các nghề gắn với các vùng sản xuất tập trung sản phẩm chủ lực, chuyển dịch cơ cấu lao động; Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp; Kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn.

- Kế hoạch số 316/KH-UBND ngày 24/1/2017 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 – 2020, quyết định số 2535/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo đó, kế hoạch nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề, nâng cao trình độ tay nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông

thôn sau học nghề có cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Nhìn chung các văn bản của tỉnh ban hành là văn bản chỉ đạo thực hiện đối với những chủ trương, chính sách cấp trên. Chưa có văn bản, chính sách cụ thể của riêng địa phương về phát triển NLTC đối với GDNN.

3.3.2. Thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước

Trong giai đoạn nghiên cứu, NLTC của các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ chủ yếu phụ thuộc vào nguồn NSNN. Hàng năm NSNN vẫn cấp kinh phí hoạt động cho các CSĐT nghề công lập để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết vấn đề việc làm tại địa phương. Cụ thể định mức phân bổ chi ngân sách thường xuyên ngân sách địa phương cho sự nghiệp đào tạo và dạy nghề tuân theo quyết định số 46/2016/QĐ-Ttg, tức là phân bổ theo tiêu chí dân số (không kể dân số từ 1 đến 18 tuổi): đối với đô thị là 92.200đ/ người/ năm; đồng bằng là 102.500đ/người/ năm; miền núi – vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu là 143.500đ/người/ năm; vùng cao – hải đảo là 205.000đ/ người/ năm. Riêng năm 2016, định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề theo quyết định số 59/2010/QĐ-Ttg: đối với đô thị là 53.340đ/ người/ năm; đồng bằng là 59.270đ/người/ năm; miền núi – vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu là 80.600đ/người/ năm; vùng cao – hải đảo là 112..610đ/ người/ năm

Nguồn NSNN cấp hàng năm đã giúp các CSĐT nghề thực hiện được các hoạt động đào tạo nghề, tạo nhiều cơ hội cho các học viên có nhu cầu học nghề tham gia học nghề; Trong giai đoạn này, tỉnh Phú Thọ đã triển khai thực hiện các chính sách ưu tiên GDNN cho nhóm những người yếu thế như dân tộc thiểu số, người nghèo, người tàn tật và chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, bộ đội xuất ngũ, cho người lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nữ...

Bảng 3.4. Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2016-2020

(Đơn vị: Triệu đồng)

Năm NSNN chi

cho đào tạo nghề

So với tổng chi GD & ĐT (%) 2016 84.368,0 2,95 2017 104.337,0 2,37 2018 108.055,0 2,07 2019 110.277,0 1,94 2020 99.193,5 2,57

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ (năm 2020)

Nhìn vào bảng trên, nhận thấy trong giai đoạn 2016-2020, nguồn NSNN đầu tư cho GDNN tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng nhẹ và so với tổng chi NSNN chiếm khoảng 0,4 %, còn so với tổng chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề chiếm khoảng hơn 2%. Việc đầu tư NSNN tập trung chủ yếu cho các đối tượng chính sách, đầu tư cho các vùng, khu vực chưa có khả năng xã hội hóa, đầu tư cho đào tạo các ngành nghề trọng điểm, các chương trình mục tiêu và chương trình mục tiêu quốc gia.

Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn NSNN theo loại cơ sở GDNN công lập của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Trường Cao đẳng Trường Trung cấp Trung tâm GDNN Tổng nguồn NSNN cấp Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2016 34.717,9 38,15 5.593,0 6,63 44.057,1 55,22 84.368,0 100,0 2017 47.582,3 45,60 14.357,0 13,76 42.397,7 40,64 104.337,0 100,0 2018 61.163,7 56,60 11.147,0 10,32 35.744,3 33,08 108.055,0 100,0 2019 80.367,2 72,88 17.473,0 15,84 12.436,8 11,28 110.277,0 100,0 2020 60.985,0 61,48 19.059,0 19,21 19.149,5 19,31 99.193,5 100,0 Tổng giai đoạn 2016-2020 284.816,1 56,26 67.629,0 13,36 153.785, 4 30,38 506.230,5 100,0

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ (năm 2020)

Tính cả giai đoạn nghiên cứu, tổng nguồn từ NSNN cấp cho các CSĐT nghề công lập của tỉnh là 506.230,5 triệu đồng, xét theo cơ sở GDNN thì nguồn cấp cho các trường Cao đẳng chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng, tiếp đến là trường Trung cấp. Nguồn cấp NSNN cho các trung tâm GDNN có tỷ trọng ngày càng sụt giảm qua các năm. Điều này cho thấy, những năm trở lại đây, tỉnh đã quân tâm và chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để đáp ứng yêu cầu

của thị trường lao động. Đứng trước thay đổi về công nghệ, khoa học kỹ thuật, bối cảnh kinh tế ngày càng hội nhập, cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 đã ảnh hưởng không nhỏ tới đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại địa phương.

Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn NSNN theo khoản mục

tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Ngân sách cấp chi thường xuyên Các CTMT, dự án

Đầu tư xây dựng cơ bản Tổng nguồn NSNN cấp Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2016 68.344,0 81,01 8.324,0 9,87 7.700,0 9,12 84.368,0 100,0 2017 77.543,0 74,32 23.224,0 22,26 3.570,0 3,42 104.337,0 100,0 2018 79.314,0 73,40 17.863,0 16,53 10.878,0 10,07 108.055,0 100,0 2019 66.435,0 60,24 28.442,0 25,79 15.400,0 13,97 110.277,0 100,0 2020 59.315,0 59,80 34.733,5 35,02 5.145,0 5,18 99.193,5 100,0 Tổng giai đoạn 2016-2020 350.951,0 69,33 112.586, 5 22,24 42.693,0 8,43 506.230,5 100,0

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ (năm 2020)

NSNN cho đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ thực hiện chi cho 3 nội dung chủ yếu gồm: Nguồn kinh phí thường xuyên; vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn chương trình mục tiêu và chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn ngân sách cho GDNN được ưu tiên trong tổng chi NSNN dành cho giáo dục, đào tạo và được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch và kịp thời, tập trung chủ yếu cho các đối tượng chính sách, đầu tư theo vùng, khu vực chưa có khả năng xã hội hóa, đầu tư cho đào tạo các nghề trọng điểm quốc gia, những lĩnh vực khó xã hội hóa của tỉnh. Theo bảng 3.6, nhận thấy trong cả giai đoạn nghiên cứu, tổng NSNN chi cho GDNN công lập của tỉnh bao gồm: Chi thường xuyên; chi chương trình mục tiêu, dự án; chi đầu tư xây dựng cơ bản là hơn 506 tỷ đồng, cụ thể: NSNN cấp chi thường xuyên là 350.951 triệu đồng, chiếm 69,33% tổng NSNN cấp cho ĐTN công lập; NSNN cấp cho các chương trình mục tiêu là 112.586,5 triệu đồng, chiếm 22,24%; cuối cùng là NSNN chi cho đầu tư xây dựng cơ bản là 42.693 triệu đồng, chiếm 8,4%. Như vậy, nguồn NSNN cấp cho chi thường xuyên tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh hàng năm vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn: Năm 2016, tỷ trọng này là 81%, và giảm dần qua các năm, đến năm 2020 là

60 % trong tổng nguồn kinh phí từ NSNN chi cho ĐTN công lập. Đây cũng xu hướng chung của tất cả các địa phương, sau khi nghị định số 15/2015/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được ban hành. Theo đó, hầu hết các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ đều là các đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên, các đơn vị này NSNN cấp chi thường xuyên trên cơ sở số lượng người làm việc và định mức phân bổ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mặc dù tỷ trọng kinh phí chi thường xuyên từ NSNN đang có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ còn phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợđầu tư của Nhà nước. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tự chủ tài chính trong các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ.

Nguồn NSNN từ các chương trình mục tiêu, dự án là một trong những nguồn quan trọng giúp các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ đảm bảo các hoạt động, phát triển mạnh mẽ về mạng lưới đào tạo và đảm bảo các điều kiện để đào tạo nghề trọng điểm, nghề chất lượng cao. Thông qua CTMT quốc gia, một loạt các giải pháp tài chính đã được đề ra để các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ tăng cường năng lực đào tạo nghề, chuẩn bị những điều kiện đào tạo nghề chất lượng cao được triển khai và thực hiện các mục tiêu: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề; Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; Phát triển chương trình đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn nghề, hệ thống tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo nghề; Hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng là lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số và người tàn tật,…. Những

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w