Đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 162)

6. Kết cấu của luận án

4.4.1. Đối với Chính Phủ

4.4.1.1. Mở rộng các chính sách tín dụng, hỗ trợ học bổng đào tạo nghề

Để mở rộng quy mô tuyển sinh, thu hút và tạo điều kiện cho học viên có mong muốn theo học nghề tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ, cần tích cực tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, quảng bá tuyển sinh và đẩy mạnh các chính sách tín dụng ưu đãi, học bổng đối với các học viên học nghề. Đơn giản hóa các điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hệ thống tổ chức tín dụng và của các Quỹ phát triển đào tạo nghề. Bên cạnh đó cần có các chính sách khuyến khích các chủ thể đầu tư vốn vào các quỹ phát triển nghề, đồng thời đẩy mạnh chính sách tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo nghề tiến cận và khai thác nguồn tín dụng. Theo đó về vốn đầu tư, nếu cơ sở đào tạo nghề có các dự án đã được phêduyệt nhưng chưa thực hiện, cơ sở được phép huy động vốn theo phương thức trả lãi, với lãi suất vay thỏa thuận, theo quy định của pháp luật.

Đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đang được NSNN bố trí vốn để thực hiện, cơ sở tiếp tục được Nhà nước đầu tư theo kế hoạch. Trường hợp đã sử dụng các nguồn vốn theo quy định nhưng không đáp ứng được tiến độ, cơ sở đào tạo nghề đó được vay vốn tín dụng của ngân hàng thương mại để bổ sung nguồn vốn đầu tư.

4.4.1.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực đào tạo nghề

Các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ hiện nay đang đứng trước một số khó khăn, bất cập khi đăng ký và thực hiện tự chủ do: Một số CSĐT nghề công lập thuộc tỉnh còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nguồn NSNN, e ngại chuyển đổi từ đơn vị công lập sang tự chủ sẽ không đảm bảo nguồn chi cho đào tạo nghề, không tuyển sinh được. Mặt khác, nguồn thu dịch vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ gắn với đào tạo tại các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ có thể được khai thác và phát triển hơn nhờ lợi thế về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ cán bộ, học

sinh, sinh viên có tay nghề nhưng lại chưa có cơ chế và chính sách khuyến khích đủ mạnh để tăng nhanh nguồn thu này. Trong khi đó nguồn thu từ NSNN thì hạn chế, đầu tư dàn trải cho nhiều đơn vị, vì vậy để giúp triển khai hiệu quả cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Phú Thọ về lĩnh vực đào tạo nghề, trong thời gian tới đề xuất Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung chính sách về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập về lĩnh vực đào tạo nghề trong giai đoạn tới như sau:

Về cơ cấu tổ chức và bộ máy:

Đơn vị được góp vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ côngtrong lĩnh vực GDNN, kết hợp với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội nhưng phải phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của Pháp luật, đảm bảo tiếp tục cung cấp dịch vụ công với chất lượng tốt hơn. Trường hợp thành lập cơ sở hạch toán độc lập, đơn vị phải xây dựng đề án báo cáo cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt; cơ sở hạch toán độc lập phải hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư.

Hỗ trợ tài chính của NSNN:

Đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện, đơn vị được huy động vốn theo phương thức trả lãi với lãi suất thỏa thuận tối đa không quá 150% mức lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đang được NSNN bố trí vốn để thực hiện, đơn vị tiếp tục được nhà nước đầu tư theo kế hoạch. Đối với các dự án đã sử dụng các nguồn vốn theo quy định nhưng không đáp ứng được tiến độ của các dự án, công trình: đơn vị được vay vốn tín dụng đầu tư của ngân hàng thương mại để bổ sung nguồn vốn đầu tư nhằm sớm đưa dự án, công trình vào sử dụng; được sử dụng ngân sách chi đầu tư phát triển được giao những năm sau trong phạm vi thời hạn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật để trả nợ gốc vay, lãi vay. Đối với dự án đầu tư mới, đơn vị được nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng

phát triển.

Hỗ trợ chính sách ưu đãi về thuế:

Miễn thuế đối với phần thu nhập không chia để lại để đầu tư phát triển đơn vị sự nghiệp công; miễn thuế đối với lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ hoạt động đào tạo; miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của các đơn vị sự

nghiệp công khi liên doanh, liên kết; được miễn thuế giá trị gia tăng các hàng hóa dịch vụ đầu vào của hoạt động đào tạo; được giảm thuế thu nhập cá nhân; áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%.

Cần có các văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể:

Chính sách khuyến khích các đơn vị tăng cường huy động các nguồn lực từ hoạt động sự nghiệp; hướng dẫn sử dụng các NLTC để đầu tư, góp vốn, liên doanh liên kết.

Để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nghề, đặc biệt là nâng cao khả năng đảm bảo tài chính cho các cơ sở, Nhà nước cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích các trường nghề thực hiện tự chủ. Đồng thời, cần tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý sở hữu công của các cơ quan chủ quản, đặc biệt là tại các địa phương. Hoàn thiện hệ thống chính sách định hướng và điều chỉnh hoạt động liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp. Cần có chính sách, hướng dẫn cụ thể về quyền, trách nhiệm, phương thức hợp tác giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp. Cần có chính sách cụ thể động viên, thu hút nhà giáo, người dạy nghề có trình độ tay nghề cao vào làm việc tại các cơ sở đào tạo nghề thông qua chế độ chính sách về tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác.

Chính phủ chỉ đạo Bộ tài chính xem xét, chỉnh sưa thông tư số 36/2018/TT-BTC về hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; quan tâm hơn tới chế độ hỗ trợ cho cán bộ, công chức xã tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là cán bộ, công chức công tác ở các xã đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa; cần có quy định đặc thù về mức thù lao liên quan đến mời giảng viên là các chuyên gia, nhà khoa học có học hàm, học vịtham gia giảng dạy để nâng cao chất lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Trung ương tiếp tục cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo tại các cở sở GDNN; cán bộ, công chức cấp xã tại các địa phương, đặc biệt là các vùng miền núi còn nhiều khó khăn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

4.4.1.3. Hoàn thiện chế độ thu học phí và chính sách hỗ trợ học viên

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển đào tạo nghề, trong thời gian tới cơ chế học phí học nghề và chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên cần phải được đổi mới đảm bảo tính công bằng, hợp lý nhằm huy động có hiệu quả sự đóng góp của nhân dân, cụ thể:

Đối với chế độ học phí:

Chính sách học phí của đào tạo nghề phải đảm bảo các yêu cầu: Chính sách học phí phải gắn với chi phí đào tạo, gắn với khả năng đầu tư từ NSNN, cần chú ý đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng. Chi phí đơn vị đào tạo nghề được quyết định bởi các yếu tố trong và ngoài cơ sở đào tạo nghề và những yếu tố khác nhau giữa các cơ sở đào tạo nghề. Do đó, mức thu học phí của các cơ sở đào tạo nghề công lập phải căn cứ vào điều kiện và đặc điểm của từng trường, từng ngành đào tạo để sao cho cơ sở đào tạo nghề thực hiện tốt yêu cầu nâng cao chất lượng. Chế độ học phí được đổi mới theo hướng: Mức học phí phải được xây dựng dựa trên cơ sở tính đủ giá dịch vụ đào tạo nghề theo từng trình độ, ngành nghề đào tạo và điều tra mức sống của các tầng lớp dân cư. Việc xây dựng giá dịch vụ đào tạo nghề phải đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá dịch vụ đào tạo nghề, bao gồm: chi phí đào tạo thực tế hợp lý; chi phí xã hội nói chung trong quá trình đào tạo một học sinh, sinh viên học nghề; tiền lương, tiền công của một học sinh, sinh viên sau khi hoàn thành khóa học và khả năng đóng góp của sinh viên hoặccha mẹ họ. Đồng thời, cơ chế tính giá dịch vụ đào tạo nghề cũng phải có tính linh hoạt, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế, thực hiện nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học. Để tính chi phí đào tạo nghề phải trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo nghề (trên cơ sở hệ thống định mức và đơn giá của các yếu tố chi phí để tính chi phí đào tạo một học sinh, sinh viên học nghề trong một thời kỳ nhất định). Trường hợp chưa có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật thì chỉ có thể áp dụng phương pháp tính theo chi phí thực tế qua khảo sát, thống kê chi phí thực tế của các nhóm nghề đào tạo trong các cơ sở đào tạo. Đối với cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập, học phí phải đảm bảo trang trải các chi phí cần thiết, có tích

lũy để đầu tư phát triển. Đối với cơ sở đào tạo nghề công lập, học phí là khoản bổ sung cùng với NSNN và các nguồn khác để đảm bảo chi phí đào tạo. Theo lộ trình tính giá quy định, các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ xác định mức thu học phí đảm bảo đủ bù đắp chi phí đào tạo, dần có tích lũy.

Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên:

Đi đôi với việc điều chỉnh khung học phí theo xu hướng tăng thì xuất hiện khó khăn về tài chính đối với người nghèo khi theo học. Trong xã hội có nhóm dân cư theo học mà không gặp khó khăn về tài chính, có nhóm khó khăn, có nhóm không thể theo học vì hoàn toàn không đủ khả năng thanh toán tiền học. Do vậy, việc tăng học phí thường có những tác động gây bất lợi cho các học sinh nghèo và học sinh nông thôn. Vì vậy, để mọi người đều có cơ hội học tập và học tập tốt thì điều quan tâm của các nhà hoạch định chính sách là đưa ra một số các quyết định hỗ trợ người học để đảm bảo công bằng xã hội trong đào tạo nghề.

4.4.2. Về phía Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, các Bộ, ngành và cơ quan quản lý khác

Hiện nay Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng nghị định quy định cơ chế tự chủ của các cơ sở GDNN. Theo lộ trình tính giá dịch vụ GDNN sử dụng NSNN trong dự thảo nghị định, dự kiến đến năm 2021, giá dịch vụ tính đủ chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Để đảm bảo lộ trình tính giá dịch vụ được triển khai kịp thời, đề nghị Bộ LĐ-TB&XH cần sớm trình Chính phủ ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và khung giá dịch vụ dạy nghề theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí và có tích lũy, bảo đảm công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá.

Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Bộ nông nghiệp và PTNT, Bộ kế hoạch và đầu tư báo cáo Chính phủ tăng nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề, có dòng phân bổ ngân sách riêng khi thông báo nguồn vốn từ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hàng năm để các địa phương có cơ sở phân bổ vốn cho công tác đào tạo nghề. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình, kinh phí bồi dưỡng cán bộ, giáo viên cho các cơ sở đào tạo nghề để nâng cao chất lượng các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác đào tạo; quy định danh mục

ngành, nghề mà doanh nghiệp phải sử dụng lao động qua đào tạo nghề; xây dựng, ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn cụ thể về xếp hạng cơ sở đào tạo nghề, công tác đánh giá, xếp loại, thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo của CSĐT nghề công lập để thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống.

Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Phú Thọ chủ trì, phối hợp với các cơ quan rà soát và ban hành danh mục các nghề trọng điểm cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh trong giai đoạn tới. Trên cơ sở các danh mục nghề trọng điểm phù hợp với tình hình phát triển kinh tếxã hội, cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Phú Thọ về đào tạo nghề phải thực hiện sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tham gia đào tạo nghề trọng điểm hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo mà giảm được chi phí đầu tư, cụ thể: Cần tính đến yếu tố vùng miền, dân số... trên địa bàn. Cần có sự bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các loại hình trường, công lập hay tư thục... Trên cơ sở tiềm lực hiện tại và tương lai của nhà trường cần xác định nghề trọng điểm tham gia đào tạo để có định hướng và lộ trình đầu tư nghề trọng điểm cho thích hợp. Tránh tình trạng đầu tư nghề trọng điểm nhưng không có học sinh và ngược lại nghề có nhu cầu người học thì lại không được đầu tư. Các ngành, cơ quan chức năng khác có liên quan đến đào tạo nghề của tỉnh Phú Thọ cần phối hợp nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về chuẩn tối thiểu của các nghề được đầu tư trọng điểm theo các cấp độ, từ đó có định hướng đầu tư phù hợp. Đối với các nghề trọng điểm quốc gia, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị đào tạo nghề. Trên cơ sỏ quy chuẩn tối thiểu theo chương trình đào tạo hoặc danh mục nghề tối thiểu đối với từng nghề, các cơ sở đào tạo nghề phải đánh giá lại cơ sở vật chất thiết bị hiện có để có phương án đầu tư cho hiệu quả, tránh lãng phí trong việc mua sắm mà không có nhu cầu sử dụng hoặc mua sắm những thiết bị không phù hợp với chương trình đào tạo.

Bộ kế hoạch và đầu tư nâng cao năng lực dự báo, thống kê về lao động có kỹ năng, nhất là những kỹ năng trong tương lai, những ngành nghề mới; chú trọng nội dung phát triển GDNN, phát triển kỹ năng nghề trong kế hoạch, chương

trình, dự án phát triển của các ngành, vùng, địa phương và cả nước; chủ trì tổng hợp phân bổ kế hoạch vốn NSNN trung hạn, hàng năm và các nguồn vốn khác để phát triển GDNN phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế

Bộ tài chính chủ trì tổng hợp, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực GDNN theo quy định về phân cấp ngân sách, trình cấp có thẩm quyền quyết định; trình Chính phủ việc áp dụng tỷ lệ vay lại phù hợp đối với nguồn vốn vay nước ngoài cho phát triển GDNN, nhất là cho đào tạo lao động có kỹ năng nghề; rà soát, tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo nghề, bảo đảm đồng bộ với Luật GDNN và các luật chuyên ngành, khuyến khích

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 162)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w