Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn lực tài chính tại cơ sở đàotạo

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 48 - 53)

6. Kết cấu của luận án

2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn lực tài chính tại cơ sở đàotạo

Trên cơ sở nghiên cứu về NLTC tại CSĐT nghề công lập, phát triển NLTC và các nội dung phát triển NLTC, có thể khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NLTC tại CSĐT nghề công lập như sau:

2.2.4.1. Các yếu tố bên ngoài

Các yếu tố khách quan tác động đến NLTC tại CSĐT nghề công lập xét trên góc độ là những điều kiện bên ngoài đối với CSĐT nghề công lập, bao gồm:

Điều kiện kinh tế - xã hội:

Điều kiện kinh tế của địa phương sẽ tác động đến việc khai thác NLTC từ NSNN, từ các tổ chức, doanh nghiệp, đến bản thân người học nghề. Sự chuyển

dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Mỗi một khi chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra tất yếu đặt ra những thay đổi về cơ cấu ngành nghề đào tạo, nội dung cũng như quy trình, phương thức đào tạo nhằm phù hợp với sự thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế. Điều kiện xã hội tác động đến tư tưởng, quan điểm của người dân về đào tạo nghề, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp CSĐT nghề công lập.

Chính sách phát triển NLTC:

Hành lang pháp lý, chính sách phát triển NLTC có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy động và khai thác NLTC của các CSĐT nghề công lập. Theo đó, các chính sách ban hành về phát triển NLTC càng được hoàn thiện, triển khai kịp thời sẽ giúp các CSĐT nghề công lập đẩy mạnh công tác huy động các NLTC từ các thành phần trong nền kinh tế, tăng cường khả năng tự chủ tài chính và xã hội hóa đào tạo nghề. Giúp CSĐT nghề công lập có thể tự khai thác và phát triển nhờ lợi thế về cơ sở vật chất, thu hút được vốn đầu tư, NLTC từ các doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế. Ngược lại nếu các chính sách về phát triển NLTC chưa được hoàn thiện, rõ ràng và triển khai chậm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng khai thác NLTC của các CSĐT nghề công lập, công tác huy động và thu hút các NLTC từ các tổ chức, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tình hình dân số, thu nhập và trình độ dân trí, tỷ lệ đói nghèo:

Tình hình dân số, mức thu nhập và trình độ dân trí ảnh hưởng đến nguồn nhân lực, nguồn lao động, đây là nguồn để các CSĐT nghề tuyển sinh người học, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển NLTC của các CSĐT nghề. Tình hình dân số phân theo độ tuổi, phân theo giới tính, phân theo trình độ, phân theo thu nhập, hay trình độ dân trí, tỷ lệ đói nghèo đều có tác động đến tình hình tuyển sinh và nhu cầu, mong muốn theo học nghề của người dân trên địa bàn. Dân số đông đặc biệt là dân số trong độ tuổi tốt nghiệp phổ thông sẽ tỷ lệ thuận với số học viên đào tạo nghề. Mức thu nhập và trình độ dân trí càng cao sẽ ít lựa chọn học nghề. Ngược lại, tỷ lệ đói nghèo cao có thể làm cho xu hướng lựa chọn học nghề tăng cao.

Xu thế phát triển của đào tạo nghề trong xã hội:

Xu thế phát triển đào tạo nghề là một quá trình diễn ra những thay đổi quan trọng về lượng và chất trong mỗi thành tố riêng biệt của hệ thống. Sự thay đổi do chính sách của Chính phủ, nhận thức, quan điểm của người dân hay do thị trường lao động gây ra. Sự thay đổi có thể về: hệ thống, cơ cấu hệ thống giáo dục nói chung, hệ thống GDNN nói riêng; về quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề bao gồm các tiêu chuẩn đào tạo, tiêu chuẩn nghề nghiệp, chất lượng đào tạo, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; về xã hội hóa đào tạo nghề và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề. Tất cả sự thay đổi, phát triển đó, đều tác động đến quan điểm, nhu cầu đào tạo nghề của xã hội, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển NLTC cho đào tạo nghề.

Nhu cầu học nghề của người dân:

Nhu cầu học nghề của người dân là yếu tố quan trọng tác động đến khai thác NLTC cho phát triển đào tạo nghề. Vì phải có học viên thì CSĐT nghềmới tồn tại, được NSNN cấp vốn, thu được các khoản phí dịch vụ. Các ngành đào tạo của học viên có nhu cầu lại đòi hỏi cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập riêng. Điều này tác động đến NLTC. Như vậy, nhu cầu học nghề của người dân tác động đến nguồn thu NLTC vừa tác động đến chi tiêu và phân bổ NLTC của CSĐT nghề.

Khả năng tiếp cận tín dụng của học viên tham gia đào tạo nghề:

Yếu tố tiếp cận tín dụng của học viên tham gia học nghề cũng là một yếu tố tác động đén nhu cầu tham gia học nghề của người học. Bởi vì, ngoài bộ phân tham gia học nghề do thật sự mong muốn và yêu cầu nghề nghiệp bắt buộc thì còn có bộ phận lựa chọn học nghề vì điều kiện kinh tế khó khăn. Khi học viên xác định được lợi ích của giáo dục nghề nghiệp thì việc được hỗ trợ từ các chương trình vay vốn tín dụng cho học viên cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận về mong muốn theo học nghề của học viên. Nếu sản phẩm vay chưa phù hợp với học viên và gia đình sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định vay vốn của học viên.

Các yếu tố chủ quan tác động đến phát triển NLTC là những điều kiện nội lực từ bên trong phía CSĐT nghề công lập. bao gồm:

Chủ trương, định hướng của cơ sở đào tạo nghề:

Chủ trương, định hướng phát triển của CSĐT nghề công lập là yếu tố quan trọng tác động tới việc hình thành chính sách, phương thức khai thác NLTC cho đào tạo nghề. Chủ trương, định hướng về mức độ tự chủ tài chính, về định hướng phát triển chất lượng đào tạo… đều ảnh hưởng đến kế hoạch và thực hiện hoạt động khai thác NLTC. Chủ trương, định hướng, quan điểm phát triển đào tạo nghề của các cơ sở trong từng thời kỳ là nền tảng để các cơ sở ban hành các chính sách phát triển NLTC, nhằm đảm bảo thực hiện đúng

định hướng đã đề ra, đặc biệt là vấn đề phân tầng hệ thống đào tạo nghề. Các chính sách, quy định pháp lý về cơ chế quản lý tài chính cũng sẽ được xây dựng hướng tới mục tiêu này như chính sách cần huy động và sử dụng các nguồn lực, chính sách học phí, chính sách về tự chủ trong CSĐT nghề…

Cơ sở vật chất đào tạo nghề:

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDNN là nhân tố quan trọng không thể thiếu đối với mỗi cơ sở GDNN. Một cơ sở GDNN có đầy đủ cơ sở vật chất là tiền đề cho việc thu hút người học, gia tăng được quy mô đào tạo, góp phần gia tăng thị phần đào tạo, nâng cao khả năng cạnh tranh và là một trong những điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học. Cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở này bao gồm: hệ thống giảng đường, ký túc xá, thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập và các phương tiện, máy tính… là những điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện tốt công tác đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy; nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo của các CSĐT nghề.

Thương hiệu, uy tín của cơ sở đào tạo nghề:

Thương hiệu và uy tín của CSĐT nghề, tác động đến vấn đề tuyển sinh của cơ sở. Chính điều này sẽ giúp cơ sở thu hút được số lượng học viên, qua đó nâng cao NLTC thu từ học viên. Thương hiệu và uy tín của nhà trường cũng là yếu tố khiến các tổ chức tín dụng tin tưởng và liên kết, điều này sẽ thuận lợi trong các chính sách tín dụng cho học viên và nhà trường. Thứ ba, thương hiệu và uy tín nhà trường sẽ giúp thúc đẩy các quan hệ hợp tác đầu tư với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Muốn nâng cao thương hiệu và uy tín của CSĐT nghề thì cơ sở cần nâng cao chất lượng đào tạo.

Mối quan hệ gắn kết của cơ sở đào tạo với doanh nghiệp:

Mối quan hệ gắn kết của CSĐT với doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội cho nhà trường: cơ hội thu hút lượng học viên là chính lao động trong cácdoanh nghiệp, cơ hội được đầu tư tài chính từ các doanh nghiệp, cơ hội chia sẻ cùng các doanh nghiệp trong công tác đào tạo của nhà trường, cơ hội việc làm cho các học viên sau khi tốt nghiệp, cơ hội được cập nhật và chuyển giao công nghệ hiện đại… Chính vì các cơ hội trên mà một trong những xu hướng trong ĐTN là đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn.

2.3. Kinh nghiệm và bài học rút ra về phát triển nguồn lực tài chính tại cơ sởđào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ. (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w