Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranhsản phẩm xăng dầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH – CHI NHÁNH XĂNG DẦU SƠN LA (Trang 32 - 33)

KINH DOANH XĂNG DẦU 1.1 Sản phẩm xăng dầu

1.2.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranhsản phẩm xăng dầu

1.2.3.1. Sản phẩm:

- Chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu là mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật hoặc là khả năng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả sau khi tiêu thụ hàng hóa. Chất lượng sản phẩm chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ dây truyền, nguyên liệu, trình độ quản lý,…

Khi đời sống của con người được cải thiện thì việc tăng cao chất lượng sản phẩm trở thành vấn đề cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp. Thêm vào đó là việc nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp tham gia vào tiến trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.Khi nền kinh tế càng phát triển thì quan điểm về chất lượng sản phẩm không dừng lại ở những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt, bền đẹp mà chất lượng sản phẩm còn do khách hàng quyết định.Ở đây sự đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm mang tính khách quan nhưng yếu tố này lại có tác động chi phối đến những yếu tố chủ quan.

Chất lượng sản phẩm có tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ: Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thu sản phẩm, tăng khối lượng hàng hóa bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích thích khách hàng mua hàng và mở rộng thị trường. Chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp.

- Đa dạng sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và nhập ngoại nhiều sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm qua chế biến. Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Tập trung đẩy mạnh việc phát triển kinh doanh, giữ vững thị phần trong lĩnh vực kinh doanh phân phối các sản phẩm năng lượng, xăng dầu tại thị trường trong nước, và tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thóng cửa hàng phân phối bán lẻ. Bên cạnh đó, đầu tư nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, tạo ra sự khác biệt với đối thủ, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp.

- Nhãn hiệu sản phẩm.

Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp để phân biệt với hàng hóa của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.

Nhãn hiệu sản phẩm có hai chức năng cơ bản đó là cho biết xuất xứ hàng hóa và phân biệt với hàng hóa của các doanh nghiệp khác.

Nhãn hiệu sản phẩm gồm các bộ phận cơ bản là: tên, nhãn hiệu, dấu hiệu của nhãn hiệu (biểu tượng, hình vẽ, màu sắc, hay kiểu chữ đặc thù,…) dấu hiệu hàng hóa (nhãn hiệu được đăng ký tại cơ quan quản lý nhãn hiệu và được bảo vệ về mặt pháp luật), quyền tác giả.

Nhãn hiệu sản phẩm cũng được xem là một tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm.Khách hàng sẽ yên tâm hơn khi lựa chọn và mua những sản phẩm nếu họ biết đầy đủ về sản phẩm.Nhãn hiệu sản phẩm là những yếu tố phi vật chất gắn liền với sản phẩm nhằm giúp cho khách hàng có được cái nhìn tổng quan về sản phẩm mà mình cần mua.Sản phẩm có khả năng cạnh tranh là sản phẩm với nhãn hiệu được khách hàng lựa chọn, có uy tín, để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH – CHI NHÁNH XĂNG DẦU SƠN LA (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w