Giá sản phẩm:Việc điều hành giá bán các mặt hàng xăng dầu vẫn do Nhà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH – CHI NHÁNH XĂNG DẦU SƠN LA (Trang 85 - 86)

nước quy đinh; hệ lụy của quy định đăng ký, giá bán trong nước thường không bắt kịp giá thị trường gây bất ổn thị trường do đầu cơ trước thông tin tăng giá; tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại của người tiêu dùng và thường có phản ứng khi có sự tăng giá.

Cơ chế hỗ trợ cước vận chuyển của Tập đoàn chỉ đang áp dụng theo định mức năm, không có sự linh hoạt tại những chu kỳ thị trường chuyển biến phức tạp dẫn đến tại nhiều thời điểm giá bán của Chi nhánh không cạnh tranh bằng những đối thủ trên thị trường.

Về phương thức bán buôn: Cơ chế lãi gộp mà Chi nhánh đang được hưởng không bắt kịp với xu thế thị trường hiện nay, chênh lệch giá vùng 2 và hỗ trợ cước vận chuyển của Tập đoàn không đủ bù đắp chi phí vận chuyển từ kho đầu nguồn đến kho cơ sở tại địa bàn hoạt động, dẫn tới việc lợi nhuận không đủ đảm bảo duy

trì hoạt động, cơ chế giá cũng không được linh hoạt trong từng chu kỳ khác nhau làm cho năng lực cạnh tranh của Chi nhánh còn kém hiệu quả.

Về phương thức bán lẻ: Trong những năm trước tuy sự gia tăng CHXD mới thuộc thành phần xã hội còn ít nhưng số cửa hàng ra đời trước đó đã đi vào hoạt động ổn định, thường xuyên có các chương trình giảm giá, cơ chế ưu đãi tại một số thời điểm có lãi, đến những thời điểm lỗ thì các CHXD xã hội có xu hướng tích trữ gây biến động thị trường xăng dầu; Chi nhánh Xăng dầu Sơn La trong những thời điểm bất ổn đó vẫn duy trì nguồn cung ứng sản phẩm ổn định mô hình chung làm cho năng lực cạnh tranh sản phẩm của Chi nhánh không được hiệu quả so với các đầu mối khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH – CHI NHÁNH XĂNG DẦU SƠN LA (Trang 85 - 86)