KINH DOANH XĂNG DẦU 1.1 Sản phẩm xăng dầu
1.2.4.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
1.2.4.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp kinh doanhxăng dầu xăng dầu
a. Năng lực Marketing
doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hưởng theo thị trường, biết lấy thị trường , nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Tác động trực tiếp tới tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu khách hàng:
Nghiên cứu khách hàng là một hình thức chính của phản hổi định tính.Đó là nơi doanh nghiệp trao đổi với người dùng và khách hàng tiềm năng của họ.Nghiên cứu khách hàng một cách sáng tạo là chìa khóa, tạo thành giai đoạn khám phá toàn diện, trong đó chúng ta nên khám phá và phân tích hành vi, nhu cầu và động lực của người dùng, khách hàng để đóng góp hiểu biết về chiến lược kinh doanh. Dựa trên việc quan sát người dùng trong các tình huống tự nhiên trên nhiều kênh, bao gồm nghiên cứu khách hàng được kiểm duyệt và nghiên cứu khách hàng từ xa.
- Dự báo nhu cầu khách hàng:
Dự báo nhu cầu khách hàng là bước để doanh nghiệp xác định chiến lược của mình.
+ Xác định khách hàng: Xác định tập khách hàng và để tâm đến các đối thủ cạnh tranh. Bởi khách hàng rất dễ thay đổi nhà cung ứng bới sự thay đổi về giá hay tác động xã hội.
+ Dự báo các yếu tố tác động đến xã hội: Sử dụng các dữ liệu để đưa ra phán đoán, sử dụng các kỹ thuật thống kê khác để tìm ra nguyên nhân cho những sự thay đổi nhu cầu trong quá khứ.
b. Năng lực nhân lực:
Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên và lòng hăng say làm việc là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến sức cạnh tranh, đặc biệt là trong việc cung ứng các dịch vụ cho khách hàng một cách hiệu quả. Một doanh nghiệp có thể tạo được ưu thế cạnh tranh nhờ có một đội ngũ nhân sự năng động, khả năng đáp ứng nhạy bén, trình độ chuyên nghiệp cao và thích hợp.
Vấn đề quản lý nhân sự của một doanh nghiệp liên quan đến bộ máy lãnh đạo, các chính sách cán bộ, vấn đề tiền lương, mức độ thuyên chuyển cán bộ, cách thức tuyển dụng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo hiệu quả chính là một trong những phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh.
c. Năng lực tài chính:
Khả năng tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính hàng năm như tỷ lệ thu hồi vốn, khả năng thanh toán,… Nếu một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huy động vốn là lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng kinh doanh, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, đồng thời tăng khả năng hợp tác đầu tư về liên doanh liên kết. Tình hình sử dụng vốn cũng sẽ quyết định chi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Năng lực tài chính được thể hiện qua một số chỉ tiêu như:
- Chỉ tiêu về khả năng sinh lãi
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
+ Thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu: ROE ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh thu và lợi nhuận là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận trên tổng tài sản là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp: ROA
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về độ hiệu
- Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và khả năng thanh toán
Các chỉ tiêu này phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp, cho thấy khả năng tài chính doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Hệ số nợ:
Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản
Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, như vậy 1 hệ số nợ / tổng tài sản là hợp lý sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động / Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Hệ số này của từng doanh nghiệp thường được so sánh với hệ số trung bình ngành, tuy nhiên mỗi ngành sẽ có một hệ số trung bình khác nhau.
+ Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh = (Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho) / Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này nói lên khả năng của doanh nghiệp đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì doanh nghiệp dễ dàng chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt. Hệ số này cũng thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, thông thường khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá an toàn khi hệ số này > 0,5 lần vì doanh nghiệp có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán hàng.
d. Năng lực quản lý:
Năng lực quản lý được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, hệ thống thông tin quản lý, các chính sách và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp biết tập hợp sức mạnh đơn lẻ của các thành viên và biến thành sức mạnh tổng hợp thông qua tổ chức doanh nghiệp đó sẽ tận dụng được
những lợi thế tiềm ẩn của tổ chức mình. Đây là một đòi hỏi đối với các nhà quản trị cấp cao. Không thể nói doanh nghiệp có được một cấu trúc tốt nếu không có một sợ nhất quán trong cách nhìn nhận về cơ cấu doanh nghiệp.
Một cơ cấu tốt đồng nghĩa với việc có được một cơ cấu phòng ban hợp lý, quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ ràng. Bên cạnh đó ở mỗi phòng ban việc thực hiện tốt nề nếp tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn tới phương thức thông qua quyết định của nhà quản trị, quan điểm của họ đối với các chiến lược và diều kiện môi trường của doanh nghiệp. Một chính sách và chiến lược tốt có thể dẫn dắt mọi người tích cực hơn trong công việc và cuốn họ vào quá trình đạt tới những mục tiêu chung của doanh nghiệp.
e. Cơ sở vật chất và phương tiện vận tải:
Cơ sở hạ tầng: là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất cao hơn, hao phí nhỏ,… dẫn đế số lượng sản phẩm tăng, chi phí cận biên giảm và như vậy giá thành sản phẩm hạ nhờ đó nâng sức cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ.
Khoa học công nghê: đây là yếu tố đại diện cho sự sáng tạo, tiên tiến, cho sản phẩm mới cũng như loại bỏ những sản phẩm cũ, lạc hậu; tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Một sản phẩm mới ra đời không thể thiếu được sự đóng góp của quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Công nghệ hiện đại giúpdoanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giá thành hạ do năng suất lao động tăng, hao phí nhỏ,…
Phương tiện vận tải: đóng vai trò lưu thông, chuyên chở hàng hóa, đảm bảo nguồn hàng, đưa sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp tiếp cận đến mọi vùng miền và tận tay người tiêu dùng.
f. Uy tín, thương hiệu
Thương hiệu có uy tín sẽ tạo lòng tin cho người tiêu dùng vào giá cả sản phẩm dịch vụ của thương hiệu đó. Thương hiệu thể hiện uy tín của doanh nghiệp, nó cũng thể hiện chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, đặc trưng sản phẩm của doanh nghiệp. Một số thể hiện khi sản phẩm thâm nhập được vào thị
trường và uy tín của doanh nghiệp được nâng cao:
+ Khách hàng sẽ tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm.
+ Khi tin tưởng vào sản phẩm thì khách hàng sẽ an tâm hơn khi dùng sản phẩm đó.
+ Có nhãn hiệu và uy tín trên thị trường sẽ dễ thu hút khách hàng mới, doanh nghiệp có thể mở rộng thêm thị trường của mình và đạt được lợi nhuận cao hơn vì được đông đảo khách hàng biết đến.
+ Với một nhãn hiệu có uy tín trên thị trường, doanh nghiệp sẽ tạo ra sự tự hào cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Tạo ra được uy tín với khách hàng thì doanh nghiệp cũng sẽ thu hút được đội ngũ người có trình độ chuyên môn cao, những người tài giỏi sẽ tìm đến với doanh nghiệp, nhờ đó mà vốn đầu tư từ bên ngoài vào cũng sẽ dễ dàng hơn.
Như vậy, uy tín của sản phẩm thông qua nhãn hiệu của sản phẩm trên thị trường giúp khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, yên tâm khi sử dụng, từ đó việc phân phối cũng như tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng hơn, giá bán sản phẩm cũng có thể nâng cao hơn. Do đó doanh nghiệp cũng nâng cao được khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường.