Kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình – Chi nhánh Xăng dầu Sơn La

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH – CHI NHÁNH XĂNG DẦU SƠN LA (Trang 56 - 58)

- Yếu tố về môi trường kinh doanh quốc tế

SƠN BÌNH – CHI NHÁNH XĂNG DẦU SƠN LA

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình – Chi nhánh Xăng dầu Sơn La

Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc, có diện tích 14.125 km². Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính.

Kinh tế Sơn La có tốc độ tăng trưởng từ 7,5 – 10%/năm; sự phát triển kinh tế chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính, công nghiệp chưa phát triển nên nhu cầu tiêu thụ xăng dầu chưa cao.

Thành phố Sơn La cách Hà Nội 284km, địa hình cao, dốc và bị chia cắt mạnh, hạ tầng giao thông, thông tin còn hạn chế,đặc biệt là vào mùa mưa thường gây ra hiện tượng tắc đường do trượt lở đất, gây ảnh hưởng đến quá trình tổ chức vận chuyển và quản lý kinh doanh xăng dầu.

Địa bàn Sơn La cách xa kho, cảng xăng dầu cho nên được thực hiện giá bán lẻ xăng dầu vùng 2 (Nghị định 83 quy định), với mức giá bằng mức giá bán lẻ xăng dầu vùng 1 cộng tối đa 2% giá bán lẻ xăng dầu vùng 1. Chênh lệch giá vùng 2 với giá vùng 1 không đủ bù đắp chi phí vận chuyển xăng dầu tạo nguồn từ kho cảng đến trung tâm tỉnh Sơn La. Vì vây, Tập đoàn và Công ty đã hỗ trợ một phần chi phi vận chuyển tạo nguồn xăng dầu cho Chi nhánh Xăng dầu Sơn La để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

Môi trường kinh doanh ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp có sự đan xen giữa các thành phần kinh tế, cùng với sự hình thành đầy đủ của các yếu tố thị trường, các qui luật của nền kinh tế hàng hóa đang ngày càng phát huy tác dụng đem lại cả những yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực; đồng thời, Nhà nước cũng đang dần hoàn thiện các công cụ quản lý của mình để can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả. Sự phát huy tác dụng của các bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình đang trong quá trình vận động.

Ngoài hoạt động kinh doanh của Chi nhánh xăng dầu Sơn La còn có nhiều nhà cung cấp, thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La, cùng với sự phát triển mạnh mẽ các cửa hàng xăng dầu của các tổ chức kinh tế, tư nhân làm cho thị trường xăng dầu trên tỉnh Sơn La cạnh tranh ngày càng cao.

Chi nhánh xăng dầu Sơn La xác định được vùng thị trường để đầu tư phát triển sản phẩm, khách hàng; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trang thiết bị tiên tiến để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tổ chức đường vận động hàng hóa hợp lý để tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tóm lại, những đặc điểm trên là những điều kiện khách quan vốn có được hình thành trong quá trình phát triển của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam nói chung, Chi nhánh xăng dầu Sơn La nói riêng. Đó là lợi thế so sánh của Chi nhánh xăng dầu Sơn La; nhưng đồng thời cũng là những khó khăn, trở ngại trong việc kinh doanh sản phẩm xăng dầu trong bối cảnh hiện nay.

Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ hàng hóa xăng dầu của Chi nhánh Xăng dầu Sơn La

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2016 2017 2018 2019

Sản lượng tiêu thụ m3 106,238 118,939 111,535 99,174 Tổng doanh thu Triệu

đồng 1,396,846 1,826,904 2,018,626 1,763,183

Nguồn: Chi nhánh Xăng dầu Sơn La

Qua bảng 2.1, Sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Chi nhánh năm 2017 tăng trưởng 12% so với năm 2016. Năm 2018, sản lượng tiêu thụ giảm 6%so với năm 2017. Năm 2019, sản lượng tiêu thụ giảm 12,5% so với năm 2018. Từ năm 2018 sản lượng tiêu thụ liên tục giảm mạnh một phần do nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trên địa bàn chững lại (GDP năm 2019 của tỉnh tăng trưởng 1,5%); mặt khác, nhiều thương nhân nhận quyền phát triển thành thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu trên địa bàn được quyền mua xăng dầu của nhiều thương nhân đầu mối xăng dầu khác nhau, nguồn hàng khác nhau không rõ nguồn gốc, giá tốt…, đồng thời thu hút các thương nhân nhận quyền thương mại của Chi nhánh với cơ chế giá tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH – CHI NHÁNH XĂNG DẦU SƠN LA (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w