- Nguyên nhân thuộc về các cấp chính quyền tại tỉnh Sơn La
3.2.4.Giải pháp Xúc tiến hỗn hợp
3.3.2. Kiến nghị với Tập đoànXăng dầu Việt Nam
Đối với quy chế hạch toán kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam:
Giá vốn (giá giao): đề nghị Tập đoàn điều chỉnh và bán nội bộ Chi nhánh xăng dầu Sơn La để hoạt động kinh doanh xăng dầu không bị lỗ. Trong những năm qua lãi gộp bình quân từ hoạt động kinh doanh xăng dầu không đủ bù đắp chi phí cho hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Điều chỉnh giá vốn, lãi gộp giao cho Chi nhánh có lợi nhuận định mức để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Chi phí vận tải: đề nghị Tập đoàn cho Chi nhánh được đấu thầu vận tải để giảm chi phí làm giảm giá bán để cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh xăng dầu khác trong địa bàn tỉnh Sơn La năng nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh sản phẩm của Chi nhánh.
Đề nghị nghiên cứu, tiếp tục duy trì chính sách bán lẻ ưu đãi đối với những khách hàng mua hàng với sản lượng lớn và ổn định.
sản phẩm mới như xăng E5 hoặc các sản phẩm chất lượng cao thân thiện với môi trường để vừa nâng cao sản lượng, vừa giảm khí thải độc hại ra môi trường.
KẾT LUẬN
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình – Chi nhánh xăng dầu Sơn La trong giai đoạn 2016 – 2019 đang từng ngày hoàn thiện công tác quản lý, công tác nghiệp vụ và chuyên môn về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu. Tuy nhiên, để cải thiện mức độ cạnh tranh sản phẩm ở địa bàn còn rất nhiều hạn chế về con người và sức lực; về cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích đề tài đã tập trung làm sáng tỏ lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm, khẳng định được vai trò quan trọng của các quan điểm lý luận. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng về năng lực lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu của Chi nhánh để đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu của Chi nhánh xăng dầu Sơn La.
Trong khuôn khổ luận văn với những kiến thức lý luận quý báu đã được tiếp thu trong toàn bộ khóa học, cùng những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sản xuất kinh doanh. Hy vọng rằng, một phần nào đó đóng góp cho sự phát triển của Chi nhánh xăng dầu Sơn La – Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
Tuy nhiên, luận văn còn nhiều hạn chế cả về mặt học thuật cũng như thực tiễn. Tác giả rất mong có các ý kiến của thầy cô, những độc giả quan tâm để hoàn thiện.
1. Bộ công thương (2007), Quyết định 11/2007/QĐ-BTM về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu, ban hành kèm theo quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM ngày 17 tháng 11 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ thương mại.
2. Bộ công thương (2009), Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
3. Bộ Công thương (2013), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2013/BCT về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu do Bộ Công thương ban hành.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BKHCN về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo ban hàng kèm theo quyết định số 20/2006/QĐ- BKHCN ngày 10/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Chi nhánh xăng dầu Sơn La (2016), Báo cáo kết quả kinh doanh.
6. Chi nhánh xăng dầu Sơn La (2017), Báo cáo kết quả kinh doanh.
7. Chi nhánh xăng dầu Sơn La (2018), Báo cáo kết quả kinh doanh.
8. Chi nhánh xăng dầu Sơn La (2019), Báo cáo kết quả kinh doanh.
9. Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình (2018), Quyết định 287 về phân công nhiệm vụ quản lý Nhận diện thương hiệu.
10. Hoàng Anh Tuấn (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ống nhựa tại Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai, Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Hà Nội
11. Nguyễn Thị Bình (2016), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Đông dược của Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Đại học Kinh tế Quốc Dân.
14. Phạm Thị Lan Anh (2017),Năng lực cạnh tranh sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp của Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
15. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13.
16. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (2012), Quyết định số 538/PLX-QĐ-TGĐ ngày 19 tháng 10 năm 2012 về việc ban hành Quy chế quản lý cửa hàng xăng dầu.
17. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (2016), Quyết đinh số 549/PLX-QĐ-TGD về việc sửa đổi, bổ sung lần 1 Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2015/PLX, TCCS 03:2015/PLX và công bố áp dụng ký ngày 07/12/2016.
18. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (2016), Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 06:2015/PLX Xăng không chì pha 5% Etanol – Yêu cầu kỹ thuật ban hành ngày 05/01/2016.
19. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (2017), Quyết đinh số 681/PLX-QĐ-TGD về việc sửa đổi, bổ sung lần 2 Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 03:2015/PLX và công bố áp dụng ký ngày 20/11/2017.
20. Ủy ban Khoa học và Nhà nước (1992), Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5684:1992 về An toàn cháy các công trình xăng dầu – Yêu cầu chung.
Tôi là Nguyễn Tuấn Anh, hiện đang nghiên cứu đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình – Chi nhánh xăng dầu Sơn La.
Xin Ông/Bà vui lòng đánh dấu vào ô mà Ông/Bà đồng ý. Các thông tin mà Ông/Bà cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và sẽ được giữ bí mật.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà.
Nội dung điều tra
Rất không đồng ý Không đồng ý Trung bình Đồng ý Rất đồng ý
1 Chất lượng sản phẩm xăng dầu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
2 Số lượng sản phẩm đảm bảo yêu cầu 3 Sự đa dạng sản phẩm phù hợp với nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm
4 Cơ chế giá sản phẩm xăng dầu đã phù hợp với mặt bằng phát triển của địa bàn kinh doanh
5 Mức độ bao phủ của các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Chi nhánh là hợp lý 6 Cửa hàng xăng dầu trực thuộc Chi nhánh
Xăng dầu Sơn La có vị trí thuận lợi và hợp lý
7 Chất lượng và thái độ của cán bộ công nhân viên khi tiếp xúc khách hàng là hài lòng
8 Chăm sóc khách hàng sau bán hàng đang được thực hiện tốt