bổ sung thêm nguồn chi thường xuyên cho đơn vị để bù lại khoản đã chi sửa chữa này). Do đó, công tác quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan phải tuân thủ quy định về quản lý chi ngân sách nhà nước.
- Quy mô các khoản chi sửa chữa thường lớn, do đó, yêu cầu sự chặt chẽ, khoa học của công tác quản lý chi để đảm bảo nguồn ngân sách được sử dụng một cách đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
1.1.3. Nội dung chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan
Tùy thuộc vào loại tài sản mà nội dung chi sửa chữa là khác nhau. Trong đó có thể phân loại như sau:
Bảng 1.1: Nội dung chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan Loại
tài sản
Nhà, công trình xây dựng và những tài sản gắn với nhà và công trình xây dựng
Hệ thống trang thiết bị, máy móc Nội dung chi sửa chữa tài sản
1. Chi quản lý dự án sửa chữa 2. Chi phí nguyên vật liệu
3. Chi phí mua sắm thiết bị bị công trình và thiết bị công nghệ
4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 5. Chi phí phá dỡ
6. Chi phí khác
1. Chi phí nhân công
2. Chi phí phụ tùng, thiết bị 3. Chi phí vận chuyển 4. Chi phí khác
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nội dung chi sửa chữa tài sản sẽ được bộ phận chịu trách nhiệm tại Cục Hải quan chi tiết hóa trong kế hoạch sửa chữa đối với từng loại tài sản nhất định (tuy nhiên trong dự toán chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan thì nội dung chi sửa chữa sẽ không được trình bày cụ thể).
1.2. Quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hảiquan quan
Quản lý nhìn chung được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường. Trong đó, chủ thể quản lý là tác nhân (con người, hoặc bộ máy quản lý) tạo ra các tác động quản lý nhằm dẫn dắt đối tượng quản lý đi đến mục tiêu. Đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của quản lý.
Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động. (Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự, 2012)
Từ đó, có thể hiểu: Quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát mọi hoạt động chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan theo đúng quy định pháp luật, nhằm sử dụng ngân sách dành cho sửa chữa tài sản một cách đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
- Chủ thể quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan: là Ban Lãnh đạo Cục Hải quan và Phòng Tài vụ- Quản trị với sự phối hợp của các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản thuộc Cục Hải quan.
- Đối tượng quản lý chi sửa chữa tài sản: là các khoản chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan.
- Phương thức quản lý: quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan thực hiện theo luật định, theo chính sách, kế hoạch và dự toán của Tổng Cục Hải quan.
1.2.1.2. Mục tiêu quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan
Công tác quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan có tính phức tạp cao, ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị, bộ phận, cũng như toàn bộ hoạt động của Cục Hải quan. Do đó, mục tiêu quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan phải rõ ràng. Trong đó, những mục tiêu cơ bản bao gồm:
- Đảm bảo chi đúng, đủ, kịp thời cho sửa chữa tài sản, phục vụ cho hoạt động của đơn vị. Việc đảm bảo chức năng hoạt động bình thường của hệ thống tài sản (gồm nhà, công trình, trang thiết bị) có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động bình thường của cơ quan Hải quan. Do đó, khi có phát sinh sự cố, hỏng hóc tài sản, cần có phương án kế hoạch sửa chữa nhanh chóng, kịp thời. Trong quá trình đó, nội
dung quản lý chi phí cho sửa chữa cũng cần được thực hiện nhanh chóng, chính xác, đảm bảo nguồn kinh phí đầy đủ, kịp thời để hoạt động sửa chữa tài sản được thực hiện.
- Đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong quá trình chi sửa chữa tài sản của đơn vị. Như đã đề cập ở nội dung phía trước, nguồn chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan là ngân sách nhà nước cấp, hàng năm được Tổng cục Hải quan phê duyệt trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Cục Hải quan. Do đó, nguồn ngân sách này cần phải được sử dụng một cách hợp lý, phải có biện pháp kiểm soát nhằm tránh những trường hợp lợi dụng nhằm tham nhũng, trục lợi từ hoạt động sửa chữa tài sản.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi sửa chữa tài sản của cục hải quan
Chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan có vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ quan Hải quan. Việc bố trí các khoản chi sửa chữa một cách tùy tiện sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách dành cho hoạt động này. Do vậy, công tác chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định:
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Cụ thể, đó là các hoạt động cấp phát, sử dụng, hạch toán kế toán, quyết toán chi sửa chữa tài sản phải theo đúng qui định và dựa trên dự toán đã được Tổng cục Hải quan phê duyệt.
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc chủ đạo của mọi hoạt động kinh tế, tài chính. Các nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan đặt ra như một tất yếu của hoạt động này. Tính tất yếu đó được bắt nguồn từ thực tế nhu cầu chi ngân sách của ngành Hải quan nói chung ngày càng tăng, khả năng sinh lợi các khoản chi sửa chữa tài sản thường ở thời gian dài và khó xác định bằng tiêu thức cụ thể. Các khoản chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan có đặc điểm là bao cấp với khối lượng chi tiêu lớn. Do vậy cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong các khoản chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan.
- Nguyên tắc cấp phát ngân sách cho sửa chữa tài sản phải có dự toán: Tuân thủ nguyên tắc này nhằm tạo cơ sở để thực hiện nguyên tắc tiết kiệm trong chi sửa