Giải pháp về kiểm soát chi sửa chữa tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI SỬA CHỮA TÀI SẢN CỦA CỤC HẢI QUAN LẠNG SƠN (Trang 94 - 97)

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi sửa chữa tài sản, Phòng Tài vụ- Quản trị cần tập trung vào một số điểm như sau:

- Xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, thất thoát vốn như: công tác mua sắm trang thiết bị tài sản.

- Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, thường xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, QLNN mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.

- Đổi mới phương thức kiểm tra theo dự toán chi ngân sách và thực tế đã chi. Qua kiểm tra cần kết hợp với việc đánh giá hiệu quả sau thực hiện chi ngân sách.

- Xử lý nghiêm minh các sai phạm được phát hiện để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá. Tùy theo tính chất, mức độ sai phạm mà kiến nghị xử lý cho phù hợp.

- Cần tăng cường công tác kiểm tra nội bộ:

+ Kết thúc năm ngân sách, trước khi lập báo cáo quyết toán kinh phí hàng năm, Phòng Tài vụ- Quản trị cần phải thực hiện tự kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đối với toàn diện các nội dung quản lý và sử dụng kinh phí sửa chữa tài sản, kết thúc tự kiểm tra phải lập Báo cáo kết quả tự kiểm tra nội bộ theo kế hoạch với các nội dung như đối với báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ nêu trên, Báo cáo này là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các báo cáo quyết toán kinh phí hàng năm của đơn vị.

+ Định kỳ hàng quý phải tự đánh giá việc thực hiện một số nội dung chủ yếu trong quản lý và sử dụng kinh phí, về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch, dự án đã được phê duyệt tại đơn vị theo các tiêu chí đánh giá được ban hành. Trên cơ sở tự đánh giá, nếu thấy có tồn tại phải tiến hành tự kiểm tra nội bộ đột xuất và Báo cáo kết quả lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

- Phòng Tài vụ- Quản trị xây dựng, ban hành các tiêu chí đánh giá cụ thể về thực hiện một số nội dung chủ yếu trong quản lý và sử dụng kinh phí sửa chữa tài sản, về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch trong từng thời kỳ. Trên cơ sở các tiêu chí để thực hiện giám sát làm căn cứ đề xuất kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ.

lĩnh vực được phân công theo dõi, trên cơ sở đó kịp thời phát hiện những tồn tại, những dấu hiệu vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí sửa chữa tài sản để có đề xuất trong công tác lập kế hoạch kiểm tra nội bộ hoặc đề xuất kiểm tra nội bộ đột xuất.

- Bổ sung nhiệm vụ cho các cơ quan thanh, kiểm tra để sâu sát hơn cụ thể hơn ngay từ khâu xây dựng kế hoạch sửa chữa, lập dự toán chi sửa chữa, để ngăn ngừa từ đầu những sai phạm, thất thoát, lãng phí có thể sảy ra trong quá trình thực hiện dự án sửa chữa tài sản.

- Đặt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trụ cột quan trọng trong việc phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí và tăng cường tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý chi sửa chữa tài sản, như vậy:

+ Về phía đối tượng được thanh tra, kiểm tra và các đơn vị có liên quan khi được thanh tra, kiểm tra, phải chấp hành nghiêm túc quyết định, kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải cung cấp đủ tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung được thanh tra, kiểm tra. Tuân thủ thực hiện các kết luận kiến nghị của thanh tra, kiểm tra, đồng thời phải thường xuyên tự kiểm tra đánh giá quá trình và tự hoàn thiện, chấp hành nghiêm pháp luật và chế độ quản lý chi sửa chữa tài sản một cách nề nếp để đề phòng, ngăn ngừa những sai phạm ngay trong lĩnh vực đầu tư tại đơn vị mình.

+ Về phía các cơ quan thanh tra, kiểm tra phải luôn đảm bảo tiếng nói thanh tra, kiểm tra là tiếng nói của pháp luật, tiếng nói của dân tộc, giải quyết tốt các kết luận, kiến nghị hậu thanh tra, kiểm tra đây là vấn đề khó khăn hiện nay. Để làm được cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, làm việc với tinh thần thượng tôn pháp luật.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong tất cả các khâu của quá trình sửa chữa tài sản. Cục cần phối hợp với Tổng cục Hải quan xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm; đánh giá chất lượng quản lý, thực hiện dự án, ngăn và phát hiện kịp thời những sai phạm; làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh với các tổ chức, cá nhân sai phạm. Cần chỉ rõ nội dung cơ bản của các quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đặc biệt lưu ý các chế định phạt tiền, quy định về hạ bậc lương, chuyển công tác, cách chức khi vi phạm ở các mức độ cụ thể.

- Trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các ngành chức năng liên quan phải hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác xác định định mức, đơn giá trong lĩnh vực xây dựng. Hệ thống này vừa có vai trò làm căn cứ tính toán trong chi phí xây dựng khi thực hiện các dự án sửa chữa tài sản của Cục Hải quan có nguồn từ ngân sách nhà nước. Đồng thời làm căn cứ thước đo để kiểm tra, thanh tra, đánh giá nhất là khi xem xét chấp hành các kỷ luật về tổng mức, đấu thầu, hợp đồng, quyết toán. Đơn giá nhà nước là mức bình quân của các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cá biệt trên thị trường. Các doanh nghiệp xây dựng phải lấy đó là giới hạn trên để tính toán các chi phí cho công trình (nếu quá sẽ bị lỗ). Đương nhiên giá cả này cũng như giá cả khác là con dao hai lưỡi, nếu xác định mức thấp hơn bình quân thị trường, các doanh nghiệp sẽ thiệt thòi; nếu xác định ở mức cao hơn nhà nước sẽ thiệt thòi. Như vậy chất lượng của hệ thống định mức đơn giá này góp phần quyết định chất lượng của công tác thanh tra, giám sát.

- Định kỳ kiểm tra, giám sát các chủ thể quản lý sử dụng chi sửa chữa tài sản và công khai các đánh giá nhằm có sự phân loại và có thái độ rõ ràng với chất lượng hoạt động quản lý chi phí. Đối với các nhà thầu cần có kiểm tra đánh giá định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật, cơ chế và cả giấy phép hành nghề lẫn chất lượng, năng lực thực tế vì số được cấp phép gần đây quá ồ ạt, một số doanh nghiệp không đủ điều kiện hoạt động. Loại trừ doanh nghiệp không đủ năng lực điều kiện ra khỏi danh sách và công bố rộng rãi cho các cơ quan quản lý, chủ đầu tư biết để thực hiện. Mặt khác kiểm toán nên có một chương trình kiểm toán hàng năm đối với các doanh nghiệp để đưa công bố các kết quả hoạt động của từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI SỬA CHỮA TÀI SẢN CỦA CỤC HẢI QUAN LẠNG SƠN (Trang 94 - 97)