Tình hình biến động tài sản của Cục Hải quan Lạng Sơn tính đến 31/12/2019 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4: Biến động tài sản của Cục Hải quan Lạng Sơn tính đến 31/12/2019
Tên tài sản SL Diện tích Nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại
Đất 10 38.216,40 81.610.061.200 - 81.610.061.200
Nhà 27 24.867,30 197.082.593.788 29.028.157.557 168.054.436.231 Vật kiến trúc 29 1.946,50 5.307.990.169 3.291.514.065 2.016.476.104
Ô tô 14 - 12.215.007.000 6.014.265.031 6.200.741.969
Phương tiện vận tải khác
ngoài xe ô tô 23 - 483.230.000 356.658.000 126.572.000
Máy móc, thiết bị 1.012 - 137.232.803.284 60.073.528.438 77.159.274.846 Cây lâu năm, súc vật làm
việc và cho sản phẩm 11 - 751.479.222 236.951.167 514.528.055
Tài sản cố định hữu hình
khác 15 - 524.366.000 139.089.375 385.276.625
Tài sản cố định vô hình 42 - 3.912.315.507 3.505.322.174 406.993.333
Tổng cộng - - 439.119.846.170 102.645.485.807 336.474.360.363
Nguồn: Báo cáo tài sản của Cục Hải quan Lạng Sơn, 2020
Giá trị tài sản của Cục Hải quan Lạng Sơn rất lớn, đa dạng về chủng loại. Do đó, nhu cầu sửa chữa phát sinh về tài sản tại Cục hàng năm cũng lớn. Đây là một thách thức đối với công tác quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan Lạng Sơn.
2.2. Bộ máy quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan tỉnh LạngSơn Sơn
Công tác quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cũng như nhiều nghiệp vụ khác tại Cục Hải quan luôn có sự phối hợp giữa nhiều bộ phận khác
nhau, trong đó có một đơn vị làm nòng cốt. Đối với công tác quản lý chi sửa chữa tài sản là Phòng Tài vụ- Quản trị. Theo đó, bộ máy này có thể được mô tả trong hình sau đây:
Hình 2.2: Bộ máy quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan Lạng Sơn
Nguồn: Thông tin từ Phòng Tài vụ- Quản trị
Phòng Tài vụ- Quản trị là đầu mối tham mưu cho Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn về công tác quản lý chi sửa chữa tài sản với chức năng, nhiệm vụ:
- Tổng hợp, lập dự toán chi sửa chữa tài sản, trang thiết bị hàng năm;
- Hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục lập kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm đối với công tác sửa chữa tài sản;
- Thẩm định kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm đối với công tác và sửa chữa tài sản của các đơn vị thuộc Cục;
- Hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục về trình tự, thủ tục sửa chữa tài sản.
Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh
Phòng Tài vụ- Quản trị Các đơn vị trực tiếp sử dụng
tài sản thuộc Cục Các nhà thầu Lãnh đạo phòng Tổ phụ trách công tác triển khai thực hiện dự toán Tổ phụ trách công tác kiểm tra thực hiện dự toán Tổ phụ trách công
tác lập dự toán và quyết toán
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức Phòng Tài vụ- Quản trị Cục Hải quan Lạng Sơn
Nguồn: Thông tin từ Phòng Tài vụ- Quản trị Cục Hải quan Lạng Sơn
Bảng 2.5: Nhân lực của Phòng Tài vụ- Quản trị Cục Hải quan Lạng Sơn theo trình độ học vấn giai đoạn 2017- 2019 Phân loại 2017 2018 2019 SL (ng) Tỷ lệ (%) SL (ng) Tỷ lệ (%) SL (ng) Tỷ lệ (%) Sau đại học 2 20 2 20 3 30 Đại học 7 70 7 70 6 60 Cao đẳng 1 10 1 10 1 10 Trung cấp 0 0 0 0 0 0 Tổng 10 100 10 100 10 100
Nguồn: Thông tin từ Phòng Tài vụ- Quản trị Cục Hải quan Lạng Sơn
Bảng 2.4 cho thấy, về mặt số lượng, nhân lực của Phòng Tài vụ- Quản trị không có biến động lớn trong giai đoạn 2017- 2019, tuy nhiên, chất lượng nhân lực của phòng này đã có những tiến bộ nhất định. Thực tế cho thấy, năng lực của nhân lực phòng ngày càng tốt lên, nguyên nhân một phần do ý thức tự giác trau dồi bản thân của đa phần cán bộ, công chức, một phần là do cán bộ, công chức thời gian qua đã được cấp uỷ và ban lãnh đạo Cục tạo mọi điều kiện cho tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý Nhà nước cũng như bồi dưỡng về ngoại ngữ và tin học. Theo đánh giá của tác giả, chất lượng cán bộ, công chức của Phòng Tài vụ- Quản trị cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên đội ngũ này vẫn còn những hạn chế nhất định do áp lực công việc cao, thời gian dành cho học tập không nhiều, khiến cho khả năng nâng cao năng lực của họ bị