Thực trạng kiểm soát chi sửa chữa tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI SỬA CHỮA TÀI SẢN CỦA CỤC HẢI QUAN LẠNG SƠN (Trang 76 - 79)

Trong giai đoạn 2017- 2019, công tác kiểm soát chi sửa chữa tài sản tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng luật định, góp phần tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính ở đơn vị.

- Về công tác thanh tra của Cục Tài vụ- Quản trị thuộc Tổng cục Hải quan: trong giai đoạn 2017- 2019, Cục Tài vụ- Quản trị không thực hiện thanh tra đối với nội dung chi sửa chữa tài sản tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.

- Về công tác kiểm tra, đánh giá chi sửa chữa tài sản của Phòng Tài vụ- Quản trị thuộc Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn:

Trong giai đoạn này, Phòng Tài vụ- Quản trị thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động sử dụng kinh phí chi sửa chữa tài sản của các đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thuộc Cục Hải quan, đảm bảo các đơn vị sử dụng kinh phí đúng mục đích, đảm bảo tiết kiệm chi, hiệu quả chi.

Hình thức kiểm tra, đánh giá mà Phòng Tài vụ- Quản trị áp dụng bao gồm đầy đủ các hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ và kiểm tra, đánh giá đột xuất khi có sự việc xảy ra hoặc có thông tin nghi ngờ có vi phạm xảy ra trong quá trình quản lý, sử dụng kinh phí chi sửa chữa tài sản của các đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thuộc Cục

Hải quan.

Kết quả công tác kiểm soát chi sửa chữa tài sản tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn những năm gầy đây được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.17: Kết quả thanh, kiểm tra, giám sát của Tổng cục Hải quan, của Phòng Tài vụ - Quản trị đối với chi sửa chữa tài sản giai đoạn 2017-2019

Năm Số cuộc

thanh, kiểm tra

(cuộc)

Số gói thầu sửa chữa được thanh,

kiểm tra

(gói thầu)

Giá trị thu hồi các sai phạm sau thanh, kiểm tra

(triệu đồng)

Năm 2017 10 4 72,66

Năm 2018 8 4 59,50

Năm 2019 5 3 90,12

Tổng cộng 23 11 222,28

Nguồn: Thông tin từ Phòng Tài vụ - Quản trị

Thời gian qua, qua công tác thanh, kiểm tra của Tổng cục Hải quan, Phòng Tài vụ - Quản trị đối với các gói thầu sửa chữa tài sản của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện được một số sai phạm và sai phạm ở tất cả các khâu của quá trình sửa chữa tài sản của cá nhà thầu, gồm có:

- Thiếu báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc có nhưng chưa được phê duyệt, hoặc được phê duyệt nhưng không đúng thẩm quyền.

- Dự toán tính vượt khối lượng so với thiết kế, tình trùng, áp dụng sai đơn giá định mức, thẩm định thiết kế dự toán không đúng thẩm quyền.

Tuy công tác thanh, kiểm tra đã phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình quản lý chi sửa chữa tài sản; nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế đó là: Số lượng các cuộc thanh, kiểm tra còn hạn chế; Chế tài xử lý sai phạm còn yếu, chủ yếu là chỉ ra sai phạm và truy thu ngân sách. Theo quy định hiện nay các dự án hoàn thành trước khi trình thẩm tra phê duyệt quyết toán, phải có báo cáo kiểm toán, nhưng hầu hết các gói thầu sửa chữa hiện nay đều được thực hiện chưa tốt.

Bảng 2.18: Kết quả kiểm tra, đánh giá chi sửa chữa tài sản tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2019

St t

Nội dung

ĐVT 2017 2018 2019

1 Thanh tra của Cục Tài vụ- Quản trị

- Số lần thanh tra Lần 0 0 0

- Số sai phạm được phát hiện và xử lý sau thanh tra

Trường

hợp 0 0 0

- Số tiền đề nghị truy thu về NSNN Triệu đồng 0 0 0 - Số tiền đã truy thu về NSNN Triệu đồng 0 0 0 2 Kiểm tra, đánh giá của Phòng Tài vụ-

Quản trị

- Số lần kiểm tra, đánh giá Lần 4 4 4

- Số sai phạm được phát hiện và xử lý sau kiểm tra, đánh giá

Trường

hợp 12 9 8

- Số tiền đề nghị truy thu về NSNN Triệu đồng 125,2 114,7 135,8 - Số tiền đã truy thu về NSNN Triệu đồng 125,2 114,7 135,8

Nguồn: Thông tin từ Phòng Tài vụ- Quản trị

Thời gian qua, qua công tác kiểm soát, những giá trị sai phạm trong chi sửa chữa tài sản tại Cục khi phát hiện đều được giảm giá trị quyết toán hàng năm. Thực tế cho thấy, công tác kiểm soát chi sửa chữa tài sản tại Cục cũng gặp nhiều vướng mắc do số lượng cán bộ làm công tác kiểm soát chi của Phòng Tài vụ- Quản trị còn mỏng và kiêm nhiệm. Phòng Tài vụ- Quản trị chỉ kiểm tra xác suất tại một số đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng tài sản, tại một số khâu trọng yếu trong hoạt động chi sửa chữa tài sản, còn phần lớn vẫn là kiểm tra trên sổ sách, báo cáo tài chính của các

đơn vị quản lý sử dụng tài sản gửi lên để thẩm định.

Bảng khảo sát phía sau cho thấy, cán bộ, công chức nhận xét rằng, mặc dù công tác kiểm soát chi sửa chữa tài sản được Phòng Tài vụ- Quản trị thực hiện thường xuyên hàng năm, nhưng nội dung kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức, chưa sát thực tế và kết quả đạt được thực tế không cao.

Bảng 2.19: Đánh giá về công tác kiểm soát chi sửa chữa tài sản

Nội dung đánh giá

Mẫ u

(ng)

Phương án đánh giá (%) Điể m TB

1 2 3 4 5

Phòng Tài vụ- Quản trị thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng kinh phí sửa chữa tài sản tại các đơn vị

17 0 0 2 8 7 4,29

Nội dung kiểm tra, đánh giá việc sử dụng kinh phí sửa chữa tài sản tại các đơn vị rất sát thực tế

17 0 3 5 9 0 3,35

Công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng kinh phí sửa chữa tài sản tại các đơn vị có tác động mạnh đến kết quả, hiệu quả quản lý chi

17 0 2 5 10 0 3,47

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra xã hội học bằng phần mềm Excel

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI SỬA CHỮA TÀI SẢN CỦA CỤC HẢI QUAN LẠNG SƠN (Trang 76 - 79)