tài liệu như trên sẽ khắc phục được tình trạng chênh lệch còn lớn giữa số dự toán và số quyết toán, khắc phục tình trạng các dự án sửa chữa kéo dài, qua đó tiết kiệm được thời gian cũng như vốn ngân sách.
Cùng với các nội dung đề xuất ở trên, để chất lượng dự toán chi sửa chữa tài sản ngày một tốt hơn, Phòng Tài vụ- Quản trị cần cân nhắc đẩy mạnh công tác thẩm định kế hoạch sửa chữa, thẩm định dự toán chi sửa chữa tài sản. Trong đó, theo Điều 10 Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thì nội dung thẩm định dự toán tập trung vào:
- Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị trong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng, công nghệ;
- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức dự toán, giá xây dựng của công trình và quy định khác có liên quan trong việc xác định các khoản mục chi phí của dự toán xây dựng công trình;
- Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình sau thẩm định và kiến nghị giá trị dự toán xây dựng để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Đánh giá mức độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định.
3.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện dự toán chi sửachữa tài sản chữa tài sản
3.2.2.1. Giải pháp về đấu thầu lựa chọn nhà thầu sửa chữa tài sản
a) Bổ sung đánh giá nhà thầu vào quy trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu sửa chữa tài sản
Đánh giá năng lực của nhà thầu xây dựng sẽ giúp cho công trình thi công có được chất lượng tốt đảm bảo an toàn trong suốt thời gian xây dựng. Công trình hoàn thành đúng tiến độ đạt tiêu chuẩn đề ra ban đầu muốn được như vậy cần có những nguyên tắc đánh giá đúng năng lực để chọn đúng nhà thầu thích hợp.
- Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm:
Phòng Tài vụ- Quản trị sẽ sử dụng tiêu chí đạt hoặc không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu xây dựng. Trong đó mức quy định tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng hạng mục về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu bao gồm những tiêu chí sau:
+ Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có liên quan tới việc thực hiện gói thầu;
+ Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn liên quan tới việc thực hiện gói thầu;
+ Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ buộc phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, giá trị hợp đồng đang dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.
Việc xác định mức độ hoàn thành cụ thể đối với từng tiêu chuẩn sẽ căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu sửa chữa cụ thể của Cục Hải quan. Bên cạnh việc đảm bảo các tiêu chí trên, nhà thầu xây dựng cũng cần phải đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật trong quá trình thi công.
- Yêu cầu cụ thể khi đánh giá:
+ Kinh nghiệm đã thực hiện các gói thầu tương tự hoặc các công trình dự án đã tham gia trước đây kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện thi công công trình.
+ Năng lực nhân sự có chuyên môn cao, sản xuất và kinh doanh, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ của cán bộ được phân công giám sát thi công hoặc có liên quan đến việc thực hiện gói thầu xây dựng.
+ Năng lực kinh tế tổng tài sản, nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận và giá trị hợp đồng đang thực hiện chưa hoàn thành và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá chính xác năng lực về tài chính của nhà thầu cần lựa chọn.
Công việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể cho từng tiêu chuẩn trên cần dựa theo yêu cầu của từng gói thầu và từng tình huống cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung thiết yếu đã nêu trên thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm có thể nhận dự án xây dựng được.
- Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật của nhà thầu xây dựng:
+ Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất và công nghệ. + Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của những giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung ứng, lắp đặt hàng hóa.
+ Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì. + Khả năng thích ứng về địa lý, môi trường.
+ Tác động tới môi trường và biện pháp giải quyết. + Khả năng cung cấp tài chính (nếu yêu cầu).
+ Những vấn đề về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ.
+ Tiến độ phân phối hàng hóa.
+ Uy tín của nhà thầu xây dựng thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó.
Lúc đặt ra những tiêu chí này bên mời thầu sẽ sử dụng tiêu chí đạt, chưa đạt hoặc cách chấm điểm theo thang điểm 100 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó cần quy định mức điểm tối thiểu và tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát và chi tiết để đánh giá chính xác năng lực của nhà thầu xây dựng.
Giá thành thi công xây dựng khi nhà thầu đưa ra một bản dự toán thi công tiết kiệm chi phí và giá thành rẻ nhất chưa chắc là một nhà thầu thi công chất lượng cao. Hiện nay, vì lợi ích kinh tế đặt ra không ít nhà thầu sẵn sàng giảm chi phí dự toán đồng thời giảm chất lượng công trình trong tính toán chi phí nguyên vật liệu cũng như chi phí thi công nhân lực và mua bán các vật liệu giá rẻ với chi phí lớn. Do đó, Phòng Tài vụ- Quản trị nên có cái nhìn đi sâu vào chi tiết dự toán, căn cứ trên biện pháp thi công được cung cấp trước đó và nhận xét dự toán thi công hợp lý mới có thể đảm bảo cả chất lượng công trình đồng thời đảm bảo cả hiệu quả kinh tế trong việc
đầu tư.
Ngoài vấn đề liên quan đến chất lượng công trình và giá thành cũng như hiệu quả kinh tế, các đơn vị thi công xây dựng được đánh giá cao hơn nhất định sẽ luôn có biện pháp thích hợp quan tâm đến vấn đề an toàn lao động cho chính công nhân và đội ngũ nhân sự của công ty họ. Đơn vị thi công xây dựng có những trách nhiệm nhất định khi thuê nhân công và đối với sự đảm bảo an toàn lao động của công nhân thi công. Cần mua bảo hiểm tai nạn, trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, tuyên truyền, huấn luyện kỹ năng và nâng cao ý thức lao động cho mỗi công nhân. Điều này không chỉ góp phần giảm thiểu tai nạn lao động có thể đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng công trình thi công và tạo nên độ uy tín tin cậy của chính đơn vị thi công trên thị trường.
b) Tăng cường tính công khai hóa, minh bạch trong công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu sửa chữa tài sản
- Để tạo điều kiện thực hiện tốt mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế, cần phải có biện pháp công khai về đấu thầu như: công khai mời thầu, kết quả đấu thầu, giá gói thầu, giá trúng thầu, đơn vị trúng thầu và năng lực nhà thầu. Công khai hóa trong đấu thầu đã được quy định trong quy chế đấu thấu. Thông tin về đấu thầu và trang web về đấu thầu, Cục Hải quan cần cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, giúp cho quá trình đấu thầu sửa chữa tài sản được thông suốt và đảm bảo tính công khai minh bạch.
- Báo Đấu thầu đã trở thành công cụ đắc lực của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng để giám sát việc công khai và minh bạch hóa thông tin của đơn vị tổ chức đấu thầu, đồng thời thống nhất thông tin về một đầu mối, giúp dễ dàng cho việc tiếp cận, tìm kiếm, quản lý thông tin cũng như giảm thiểu được các chi phí cho các đối tượng quan tâm. Việc không ngừng nâng cấp và hoàn thiện cơ chế đăng tải, nội dung đăng tải và cơ chế phát hành rộng rãi sẽ giúp Cục Hải quan dễ dàng hơn khi đăng ký đăng tải thông tin, nhà thầu dễ dàng tiếp cận với thông tin đấu thầu, nhờ đó việc công khai thông tin trong đấu thầu ngày càng được phát huy. Do đó, trong thời gian tới, việc đăng tải và nâng cấp nội dung đăng tải trên trang thông tin điện tử
cũng hết sức cần thiết để hoàn thiện và tăng cường công cụ đăng tải thông tin, đảm bảo nhanh chóng, hữu dụng nhất đối với người dùng. Đồng thời, trang thông tin điện tử về đấu thầu cần được mở rộng khai thác, đưa hình thức đấu thầu qua mạng trở thành một công cụ mạnh và hiệu quả của nhà nước trong việc công khai, minh bạch thông tin đấu thầu, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm trong hoạt động đấu thầu.
- Ứng dụng đấu thầu qua mạng vào công tác đấu thầu đây một trong những khía cạnh quan trọng nhất của đấu thầu là việc xét thầu một cách công bằng, chính xác và minh bạch, đạt được hiệu quả về kinh tế.
- Việc đăng tải các thông tin theo quy định nhằm đảm bảo công khai minh bạch, từ đó lựa chọn được nhà thầu có năng lực đáp ứng yêu cầu của gói thầu nhằm thực hiện được các mục tiêu quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan tỉnh một cách hiệu quả.
- Vai trò của tổ chuyên gia (gồm Trưởng phòng, cán bộ phòng Tài vụ- Quản trị, cán bộ các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản) được đánh giá là rất quan trọng trong quá trình xét thầu. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế đôi lúc những chuyên gia này cũng gặp phải lúng túng trong việc đưa ra quyết định. Do đó, việc áp dụng đấu thầu qua mạng là rất quan trọng trong việc tạo ra minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
- Các hành vi bị cấm trong đấu thầu làm triệt tiêu sự minh bạch trong đấu thầu bao gồm:
+ Đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng. Nếu các cá nhân, tổ chức thực hiện việc trên sẽ dẫn đến dẫn đến những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng, từ đó lựa chọn được nhà thầu không đảm bảo năng lực cho gói thầu, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sửa chữa tài sản cũng như hiệu quả sử dụng chi phí sửa chữa.
+ Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin trong đấu thầu. Việc dùng ảnh hưởng của cá nhân để tác động hoạt động đấu thầu làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu đầu tư, chất lượng và hiệu quả dự
án sửa chữa, đặc biệt là sự mất công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu. + Cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra. Đối với các gói thầu có hạn mức phải thực hiện hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi trong nước thì không được nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, vì nếu nêu rõ nhãn hiệu, xuất xứ thì sẽ đồng nghĩa với việc chỉ định thầu, chỉ lựa chọn hàng hóa của một đơn vị, tổ chức xác định, vì vậy mà hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu, gây khó khăn cản trở cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đấu thầu.
Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất, kỹ thuật, trình tự thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ của dự án và quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.
Nếu phân chia các gói thầu không đúng quy định thì sẽ ảnh hưởng đến tính đồng bộ, thiết kế và gây ra sự khó khăn trong việc triển khai các hạng mục của dự án, từ đó dẫn đến việc thi công, lắp đặt kéo dài gây lãng phí nguồn vốn và giảm tính hiệu quả của dự án.
+ Tiết lộ những tài liệu, thông tin về đấu thầu, gồm có: Nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định; Nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia hoặc nhà thầu tư vấn đối với từng hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu; Các yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu; Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình đấu thầu, xét thầu và thẩm định trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu; Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được phép công bố theo quy định; Các tài liệu đấu thầu
có liên quan khác được đóng dấu bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo mật. Việc tiết lộ những thông tin trên trước hết tạo ra sự mất công bằng, sự bình đẳng trong hoạt động đấu thầu vì có những nhà thầu có năng lực thực sự lại không được lựa chọn do bị rò rỉ thông tin trong đấu thầu.
Những thông tin trong nội dung hồ sơ dự thầu của nhà thầu trước thời điểm mở thầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lựa chọn nhà thầu, khi một trong các nhà thầu biết được giá dự thầu của các nhà thầu còn lại, thì nhà thầu đó sẽ thay đổi giá của mình theo chiều hướng có lợi để trúng thầu, từ việc lộ thông tin sẽ dẫn đến việc không lựa chọn được nhà thầu có năng lực thực sự.
+ Làm trái quy định quản lý vốn, gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
+ Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện. Tình trạng dàn xếp, thông đồng giữa các nhà thầu hay hình thức quân xanh, quân đỏ vần còn tồn tại ở một số xã, thị trấn trên địa bàn làm mất tính cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu. Việc dàn xếp, thông đồng còn ảnh đến chất lượng dự án, làm thất thoát nguồn ngân sách của nhà nước.
+ Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc