Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI SỬA CHỮA TÀI SẢN CỦA CỤC HẢI QUAN LẠNG SƠN (Trang 43)

sản của Cục Hải quan

1.2.5.1. Các nhân tố bên trong Cục Hải quan

Với vai trò là chủ thể quản lý chi sửa chữa tài sản, có khá nhiều nhân tố thuộc về Cục Hải quan ảnh hưởng đến công tác quản lý chi sửa chữa tài sản. Trong đó, những nhân tố cơ bản gồm có:

- Vai trò và năng lực điều hành của Lãnh đạo Cục Hải quan đối với vấn đề quản lý chi phí sửa chữa tài sản. Yếu tố ảnh có ảnh hưởng rất rõ ràng đến hoạt động của các bộ phận, đơn vị có trách nhiệm trong công tác quản lý thuộc Cục Hải quan, đó là Phòng Tài vụ- Quản trị và những đơn vị, cá nhân trực tiếp quản lý tài sản. Nếu Lãnh đạo Cục Hải quan sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành và kiểm soát nội bộ, thì công tác quản lý chi sửa chữa tài sản sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu đặt ra hơn và ngược lại.

- Năng lực quản lý chi sửa chữa tài sản của Phòng Tài vụ- Quản trị. Thực chất là năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chi sửa chữa tài sản và công tác tổ chức cán bộ, tổ chức công tác quản lý chi sửa chữa tài sản của phòng này. Yếu tố này rất quan trọng đối với công tác quản lý chi sửa chữa tài sản, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách, quy trình đúng nhưng năng lực quản lý của cán bộ yếu kém, luôn có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý chi sửa chữa tài sản sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.

- Sự phối hợp giữa Phòng Tài vụ- Quản trị và các đơn vị trực tiếp quản lý tài sản cần sửa chữa tại Cục Hải quan. Theo quy định thì đơn vị trực tiếp quản lý tài sản có trách nhiệm ký hợp đồng sửa chữa với nhà thầu, đồng thời, cùng với Phòng Tài vụ- Quản trị kiểm soát việc sửa chữa tài sản của nhà thầu theo hợp đồng đã ký, trong đó có nhiệm vụ kiểm soát chi phí sửa chữa tài sản. Do đó, sự phối hợp giữa Phòng Tài vụ- Quản trị và các đơn vị trực tiếp quản lý tài sản càng nhịp nhàng thì càng giúp cho công tác quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan càng dễ dàng đạt được mục tiêu hơn.

- Hoạt động quản lý tài sản của cơ quan: Nếu tài sản của các đơn vị thuộc Cục Hải quan được sử dụng một cách cẩn thận; người sử dụng tài sản biết giữ gìn, thậm chí biết bảo trì, bảo dưỡng, thì khả năng xảy ra rủi ro hỏng hóc sẽ thấp. Điều này làm giảm áp lực về sửa chữa tài sản cho đơn vị, tiết kiệm nguồn NSNN, từ đó làm giảm áp lực đối với hoạt động quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan. Ngược lại, nếu hoạt động quản lý tài sản không được các đơn vị coi trọng, thì khả năng xảy ra rủi ro hỏng hóc tài sản lớn, tạo khó khăn, áp lực cho công tác quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan.

1.2.5.2. Các nhân tố bên ngoài Cục Hải quan

a) Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô

- Pháp luật, chính sách, quy định của nhà nước về quản lý ngân sách nhà nước, quản lý sửa chữa tài sản công nói chung, quản lý sửa chữa tài sản ngành hải quan nói riêng. Đây là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan. Các thể chế, nhân tố này được bao hàm trong các văn bản pháp luật như: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, các văn bản dưới luật có liên quan được ban hành bởi Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan. Các văn bản pháp luật và chính sách này chính là “kim chỉ nam” cho hoạt động chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan, nó tạo điều kiện cho các chủ thể quản lý chủ động thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý chi sửa chữa tài sản. Do đó, với hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, đầy đủ, hoàn chỉnh và không chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan được thuận lợi và mang lại kết quả tốt. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hạn chế, kiểm soát, phòng, chống thất thoát, lãng phí ngân sách chi cho sửa chữa tài sản.

- Nguồn ngân sách nhà nước bố trí cho chi sửa chữa tài sản ngành hải quan. Trong thời kỳ kinh tế phát triển, nguồn lực ngân sách dành cho đầu tư các ngành dồi dào (trong đó có ngành hải quan), thì nhu cầu sửa chữa tài sản của Cục Hải quan có thể được ngân sách đáp ứng nhanh chóng, kịp thời, ít tạo áp lực cho công tác quản lý chi sửa chữa tài sản và ngược lại.

- Hệ thống định mức, đơn giá trong xây dựng cơ bản (đối với sửa chữa nhà, công trình) và đơn giá linh kiện (đối với sửa chữa trang thiết bị, máy móc) là căn cứ tính toán về mặt kinh tế của chi phí sửa chữa tài sản. Nếu xác định sai định mức, đơn giá thì cái sai đó sẽ được phản ánh vào chi phí sửa chữa tài sản của đơn vị, đó là những sai lầm lãng phí hợp pháp và rất khó sữa chữa. Do đó, nguyên tắc chủ yếu và yêu cầu quản lý chi sửa chữa tài sản là dự toán chi phí phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp với thị trường.

Trong nghiên cứu này, nhà thầu bao gồm cả nhà thầu thi công sửa chữa các công trình, nhà và nhà thầu sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động của Cục Hải quan. Những nhân tố chính của nhóm nhà thầu gồm có:

- Năng lực tài chính: Năng lực tài chính là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng trong việc đánh giá năng lực của một nhà thầu sửa chữa tài sản. Yếu tố này phản ánh một cách trực tiếp khả năng quản lý các nguồn lực của nhà thầu, trong đó có nguồn vốn sử dụng trong các hợp đồng sửa chữa tài sản. Tức là, nhà thầu có năng lực tài chính mạnh thì phần nào chứng tỏ rằng nhà thầu đó thực hiện quản lý vốn tốt. Do đó, năng lực tài chính lành mạnh là một trong những căn cứ để Phòng Tài vụ- Quản trị xem xét trong quá trình đấu thầu các gói thầu sửa chữa tài sản. Đối với nhà thầu, năng lực tài chính mạnh sẽ là cơ sở để họ thực hiện các hợp đồng sửa chữa một cách suôn sẻ, liên tục và đảm bảo chất lượng.

- Chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực của nhà thầu cũng như các doanh nghiệp khác bao gồm: nhân lực quản lý và đội ngũ nhân viên. Nhà thầu có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực sẽ đảm bảo việc quản lý chi phí sửa chữa tài sản được tốt hơn, bài bản và hiệu quả hơn. Nhà thầu có đội ngũ nhân viên có năng lực sẽ đảm bảo việc triển khai thực hiện hợp đồng sửa chữa tài sản đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Qua đó, có tác động tích cực đến hiệu quả công tác quản lý chi sửa chữa tài sản của Cục Hải quan.

- Năng lực máy móc, thiết bị, khoa học, công nghệ. Nhóm yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng triển khai thực hiện hợp đồng sửa chữa tài sản, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của hoạt động sửa chữa. Do đó, trong quá trình lựa chọn nhà thầu sửa chữa tài sản, yếu tố năng lực máy móc, thiết bị, khoa học, công nghệ luôn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà Phòng Tài vụ- Quản trị cần xem xét.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI SỬA CHỮA TÀI SẢN CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn được thành lập năm 1953 theo Nghị định số 206/TC-NĐ ngày 10/09/1953 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong 02 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông quan, tiếp nhận sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, đóng góp tích cực vào việc hỗ trợ kịp thời cho tiền tuyến. Lạng Sơn trở thành “cảng nổi”, “điểm giải tỏa hàng hóa sôi động” của cả nước.

Năm 1992, với chính sách mở cửa, hội nhập của đất nước, với việc bình thường hóa quan hệ 2 nước Việt Nam- Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu ở biên giới Việt- Trung trở nên nhộn nhịp, sôi động hơn. Nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trở nên nặng nề. Thực hiện chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường cán bộ có trình độ đạo đức và tinh thông nghiệp vụ, không ngừng cải tiến quy trình, thực hiện hiện đại hóa hải quan để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ mà ngành đặt ra trong tình hình mới.

Qua hơn 60 năm phấn đấu xây dựng và phát triển, Cục Hải quan tỉnh Lạng sơn đã vinh dự được các cấp ghi nhận những thành tích với nhiều phần thưởng xứng đáng. Trong đó, phần thưởng cao quý nhất là Cờ thi đua của Chính phủ năm 2009, Huân chương Lao động Hạng III do Chủ tịch nước trao tặng năm 2011. Riêng 3 năm gần đây (2017- 2019) đã có 1.738 lượt cá nhân được tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”; 529 lượt cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; 72 lượt cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính”; 30 lượt tập thể và 283 lượt cá nhân được tặng Giấy khen cấp Cục; 18 lượt cá nhân được UBND tỉnh Lạng Sơn tặng Bằng Khen; 90 lượt cá nhân được tặng bằng khen cấp Bộ; 49 lượt cá

nhân được tặng kỷ niệm chương ngành Tài chính; 10 lượt tập thể và 27 lượt cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 08 tập thể và 25 lượt cá nhân được tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.

Đạt được kết quả trên, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của Lãnh đạo và cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn còn nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và của Tổng cục Hải quan; sự hỗ trợ giúp đỡ của các đơn vị trong ngành Hải quan, của các Sở, Ban, Ngành tại địa phương.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng và nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn được quy định tại Quyết định số 1919/QĐ/BTC, ngày 06/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bao gồm:

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan, gồm: a) Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; c) Áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật; d) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đ) Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; e) Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan; g) Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; h) Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh,

nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát hải quan và tương đương thuộc đơn vị trong việc tổ chức, triển khai nhiệm vụ được giao.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.

- Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

- Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

- Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, người lao động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Sau khi Luật Hải quan ra đời và có hiệu lực thi hành, tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn được sắp xếp, xây dựng theo quy định của Luật Hải quan và phù hợp với các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy trình nghiệp vụ hải quan.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Nguồn: Phòng TCCB- TTR- Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Hiện nay, bộ máy tổ chức của Hải quan Lạng Sơn gồm 16 đơn vị trực thuộc

CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG

PHÒNG CNTT PHÒNG THUẾ XNK PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNGGSQ L VỀ HQ PHÒNG TÀI VỤ- QUẢN TRỊ PHÒNG CBL & XLVP PHÒNG TCCB -TTR VĂN PHÒNG CHI CỤC KIỂM KTSTQ CHI CỤC HQ CỐC NAM CHI CỤC HQ TÂN THANH CHI CỤC HQ GA ĐSQT ĐỒNGĐĂNG CHI CỤC HQ CHI MA CHI CỤC HQCK HỮU NGHỊ ĐNV HQ BÌNH NGHI ĐNV HQ NA HÌNH ĐNV HQ NÀ NƯA ĐNV HQ PÒ NHÙNG ĐNV HQ BẢN CHẮT ĐNV HQ CO SÂU ĐỘI KIỂM SOÁT HẢI QUAN HQ TRẠM KSLN DỐC QUÝT

(trong đó có 08 phòng tham mưu, 05 Chi cục Hải quan cửa khẩu, 01 Chi cục Kiểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI SỬA CHỮA TÀI SẢN CỦA CỤC HẢI QUAN LẠNG SƠN (Trang 43)