8. Kết cấu của luận văn
1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa
học tự nhiên ở trƣờng trung học cơ sở
1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn về hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở
*Hiệu trưởng
Hiệu trƣởng có vị trí cao nhất, trung tâm nhất trong việc điều hành và xử lý các công việc, là ngƣời đi tiên phong, là cánh chim đầu đàn trong nhà trƣờng. Hiệu trƣởng là thủ trƣởng của đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn về các mặt hoạt động của nhà trƣờng. Hiệu trƣởng có thẩm quyền cao nhất về mặt hành chính và chuyên môn, thay mặt nhà trƣờng xây dựng mối liên kết giữa nhà trƣờng và cộng đồng, với các lực lƣợng xã hội nói chung để tạo ra môi trƣờng giáo dục lành mạnh, giáo dục theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa cho HS. Thực hiện vai trò thủ trƣởng đơn vị để điều hành toàn bộ hoạt động nhà trƣờng, hiệu trƣởng chỉ đạo lập kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng và các quyết định thực hiện các kế hoạch; hƣớng dẫn thực hiện quyết định tạo sự ăn ý
27
giữa tập thể và cá nhân, các nhóm, trong các sở thích và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện quyết định; tổng kết thực hiện kế hoạch và tạo ra công việc mới cần làm; hỗ trợ các điều kiện cần thiết, liên kết các lực lƣợng và thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, xây dựng tập thể sƣ phạm vững mạnh về phẩm chất chính trị và chuyên môn nghiệp vụ,hiệu trƣởng thực hiện công tác thanh kiểm tra mọi mặt của nhà trƣờng để kịp thời sửa chữa sai lệch, phát huy nhân tố tích cực, nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, hiệu trƣởng là hạt nahan đổi mới giao dục, QLGD và nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL nhà trƣờng để thực hiện mục tiêu giáo dục và thực hiện tự chủ, tự quản trong giáo dục; hiệu trƣởng phải nắm đƣợc đặc điểm lao động sƣ phạm của GV để thây đƣợc sự phức tạp, khó khăn trong công tác giảng dạy, đồng thời thấy rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác giáo dục trong giai đoạn đất nƣớc hiện nay.
*Tổ chuyên môn
Hoạt động TCM là hoạt động thực hiện thƣờng xuyên theo định kỳ nhằm BD chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sƣ phạm cho GV theo chuẩn nghề nghiepj thông qua hoạt động dự giờ, phân tích bài học. Hoạt động TCM đƣợc tổ chức thực hiện và duy trì ở các trƣờng phổ thông không chỉ giúp mỗi GV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về DHCĐTH mà còn gắn kết tình đồng nghiệp, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác, hình thành môi trƣờng sƣ phạm tốt đẹp, cũng nhƣ truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của mỗi trƣờng.
Hoạt động TCM hiện nay diễn ra theo 2 hình thức: tổ chức theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học. Ở hình thức thứ nhất: hoạt động TCM bao gồm việc triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, tập huấn phƣơng pháp dạy học và thƣờng do BGH triển khai. Ở hình thức thứ hai: các hoạt động dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học, đƣợc các nhà trƣờng tổ chức thƣờng xuyên hơn, sau khi dự giờ, tổ chuyên môn tiến hành thảo luận, rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại tay nghề GV dạy.
28
Để hoạt động TCM có hiệu quả, tránh tình trạng hình thức, hiệu trƣởng cần chỉ đạo, định hƣớng và quản lý tốt nội dung sinh hoạt TCM. Thông qua sinh hoạt TCM sẽ xuất hiện nhiều sáng kiến, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học. Do vậy, tổ trƣởng TCM cần tạo điều kiện để GV nói lên ý tƣởng,kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt TCM cần phải đa dạng, phong phú, có sự đổi mới và phải có sự chuẩn bị trƣớc về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.
1.4.2. Lập kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở trường trung học cơ sở
Lập kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN ở trƣờng THCS là quá trình mà nhà quản lý (Hiệu trƣởng) thiết lập mục tiêu dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN; Xây dựng nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN; Lập kế hoạch thực hiện các nội dung để đạt đƣợc mục tiêu dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN và lập các kế hoạch phụ trợ trong dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN.
Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN trên cơ sở kế hoạch chung và có sự phối hợp với kế hoạch của các bộ phận trong nhà trƣờng nhƣ: Kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động bộ môn, kế hoạch dạy học theo chủ đề, kế hoạch cơ sở vật chất... đáp ứng trọng tâm của từng năm học. Xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN phải dựa trên sự chỉ đạo của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, chƣơng trình môn học, nhiệm vụ chính trị, các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt. Kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN phải căn cứ kết quả điều tra cơ bản để xác định yêu cầu, nhiệm vụ, đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho phù hợp với đặc điểm của trƣờng.
Hiệu trƣởng cung cấp những thông tin, căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN cho tổ trƣởng chuyên môn (các văn bản về chƣơng trình, nhiệm vụ năm học; tình hình thực tế của nhà trƣờng, của tổ; những yêu cầu của nhà trƣờng đối với chất lƣợng dạy học giáo dục nói chung và dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN). Hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ
29
trƣởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN theo quy trình. Kế hoạch DHTCĐ tích hợp môn KHTN của tổ chuyên môn phải đƣợc hiệu trƣởng duyệt, và trở thành văn bản pháp lý để hiệu trƣởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn.
Để lập kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN, Hiệu trƣởng cần chỉ đạo cán bộ, GV thực hiện các yêu cầu sau:
+ Kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN đƣợc xây dựng dựa trên kế hoạch hoạt động chung của nhà trƣờng và có sự phối hợp với kế hoạch của các bộ phận trong nhà trƣờng
+ Kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN đƣợc xây dựng dựa trên sự chỉ đạo của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, chƣơng trình môn học, nhiệm vụ chính trị, các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt.
+ Kế hoạch có mục đích rõ ràng, dự kiến trƣớc thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành, không trùng lặp hoạt động khác của trƣờng
+ Kế hoạch xác định đƣợc các nguồn lực đáp ứng cho hoạt động dạy học theo chủ đề
+ Kế hoạch có dự trù kinh phí, điều kiện phƣơng tiện và CSVC cho hoạt động dạy học theo chủ đề.
1.4.3. Tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở trung học cơ sở
Tổ chức thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên là sự sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, phối hợp những hoạt động, những con ngƣời, những bộ phận để tạo ra tác động tích hợp. Tổ chức thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên ở trƣờng THCS gồm: Xây dựng cơ cấu tổ chức trong việc dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên; Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân tham gia dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên; Thiết lập cơ chế làm việc giữa các bộ phận và giữa các cá nhân tham gia dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên. Tổ chức
30
thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên thì Hiệu trƣởng cần thực hiện các công việc sau:
+ Thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên: Thành lập Ban chỉ đạo là hình thành bộ máy triển khai hoạt động. Ban chỉ đạo thể hiện trình độ tổ chức, trình độ quản lý, khả năng sƣ phạm, và điều hành hoạt động của ngƣời Hiệu trƣởng đứng đầu nhà trƣờng. Ban chỉ đạo hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên bao gồm: Hiệu trƣởng, các phó Hiệu trƣởng, các tổ trƣởng chuyên môn... Thành lập Ban chỉ đạo để điều hành hoạt động, phối hợp, tổng hợp các điều kiện nhân lực - vật lực - tài lực cho hoạt động tiến hành thuận lợi. Ban chỉ đạo còn dự tính các tình huống nảy sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động, cùng nhau bàn bạc hoặc xử lý linh hoạt các vấn đề phát sinh.
+ Phân công, phân nhiệm trong xây dựng chương trình và kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Phân công giáo viên phụ trách chủ đề, thiết kế nội dung, sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học; dự giờ hỗ trợ đồng nghiệp nội dung giáo án và tổ chức dạy học
+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên cho giáo viên trường THCS: Tổ chức bồi dƣỡng năng lực lập kế hoạch dạy học Theo chủ đề tích hợp liên môn, phát triển chƣơng trình dạy học môn Khoa học Tự nhiên; Năng lực dạy học Khoa học Tự nhiên Theo hƣớng trải nghiệm; theo giáo dục STEM; Phƣơng pháp dạy học tích hợp; phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Khoa học Tự nhiên
+ Hiệu trưởng ban hành văn bản hướng dẫn tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên triển khai thực hiện chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên theo hƣớng tăng cƣờng vai trò của tổ chuyên môn trong nghiên cứu bài học và dự giờ tƣ vấn, hỗ trợ đồng nghiệp DHTCĐ tích hợp môn KHTN
31
+ Hiêu trưởng hướng dẫn tổ chuyên môn triển khai dạy minh họa bài học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên: Hƣớng dẫn tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên dự giờ quan sát hoạt động học của học sinh, quan sát mối quan hệ hợp tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh trong giờ dạy học Theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên để định hƣớng cho việc dạy hiệu quả.
+ Hướng dẫn tổ chuyên môn tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm dạy học Theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên để định hướng cho việc dạy hiệu quả: CBQL tổ chức hƣớng dẫn tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên dự giờ quan sát hoạt động học của học sinh, quan sát mối quan hệ hợp tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh trong giờ dạy học Theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên để định hƣớng cho việc dạy hiệu quả.
+ Huy động các nguồn lực để tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên theo hƣớng tăng cƣờng vật dụng thí nghiệm thực hành.
+Tổ chức và xây dựng cơ chế phối hợp lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhằm khai thác và phát huy các tiềm năng, các điều kiện vào việc tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN.
+ Chuẩn bị các điều kiện để dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên: Huy động các nguồn lực để tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên theo hƣớng tăng cƣờng vật dụng thí nghiệm thực hành. Các nguồn lực bao gồm: Nguồn nhân lực; Vật lực; Tài lực; Nguồn lực thông tin để xây dựng chủ đề DHTCĐ tích hợp môn KHTN.
1.4.4. Chỉ đạo dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở trung học cơ sở
Chỉ đạo thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên ở trƣờng THCS là sự can thiệp của Hiệu trƣởng vào toàn bộ quá trình quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên để bảo đảm việc thực hiện đƣợc diễn ra đúng kế hoạch, tổ chức, tập hợp và phối hợp các
32
lực lƣợng giáo dục sao cho đạt hiệu quả mong muốn. Chỉ đạo dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên Hiệu trƣởng thực hiện các công iệc sau đây:
+ Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung chƣơng trình kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên.
+ Chỉ đạo thực hiện quy trình dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN. + Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên.
+ Chỉ đạo bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên cho giáo viên.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn khoa học Tự nhiên sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học theo chủ đề tích hợp.
+ Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn khoa học tự nhiên theo tiếp cận năng lực học sinh.
+ Chỉ đạo tăng cƣờng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, tài liệu giảng dạy, học tập phục vụ cho dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN.
+ Chỉ đạo phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và các cơ sở sản xuất, chính quyền địa phƣơng để thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp theo hƣớng trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên.
Việc chỉ đạo hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN ở trƣờng THCS sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trƣởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tôn trọng, tạo điều kiện cho ngƣời dƣới quyền đƣợc phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ.
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở học tự nhiên ở trường trung học cơ sở
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học ở nhà trƣờng. Kiểm tra, đánh giá giúp chủ thể quản lý có thông tin phản hồi
33
chính xác từ đối tƣợng quản lý, tạo nên sự liên thông cần thiết trong nhà trƣờng giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh với các cán bộ quản lý cũng nhƣ tạo ra mối liên kết giữa nhà trƣờng với các cấp quản lý giáo dục và cộng đồng. Kiểm tra, đánh giá giúp Hiệu trƣởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, Hiệu trƣởng cần chỉ đạo thực hiện các công việc sau:
- Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, đánh giá công tác lập kế hoạch; công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; công tác chuẩn bị của tổ chuyên môn Tự nhiên, giáo viên khoa học Tự nhiên cho hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN; kiểm tra, đánh giá nề nếp dạy học môn Khoa học Tự nhiên; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung chƣơng trình DHTCĐ tích hợp môn KHTN; phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học và tinh thần thái độ tích cực tham gia của giáo viên, học sinh; đánh giá kết quả đạt đƣợc ở học sinh.
- Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín: Lực lƣợng đánh giá phải đƣợc lựa chọn từ đội ngũ CBQL, GV có chuyên môn, năng lực tốt, có uy tín, trách nhiệm.
- Xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá: CBQL cùng tổ chuyên môn và GV đảm trách môn học phải xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá HS theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên dựa trên thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ