Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 55)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.3.1. Mục đích khảo sát.

Xác định thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng, tỉnh Điên Biên, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này.

43

2.1.3.2. Đối tượng khảo sát

Khảo sát cán bộ quản lí, giáo viên các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng, tỉnh Điện Biên, bao gồm 10 trƣờng với 18 cán bộ quản lý, 10 tổ trƣởng chuyên môn, 54 giáo viên giảng dạy các môn KHTN.

2.1.3.3. Phương pháp khảo sát.

Khảo sát đƣợc tiến hành qua phiếu hỏi, phiếu phỏng vấn và phỏng vấn trực tiếp.

Phƣơng pháp điều tra định lƣợng: thông tin chủ yếu đƣợc khai thác bằng phiếu hỏi đƣợc thiết kế trƣớc.

Phƣơng pháp khảo sát định tính chủ yếu là phỏng vấn sâu nhằm tăng thêm tính đúng đắn cho các mẫu khảo sát định lƣợng.

Hình thức điều tra khảo sát: trực tiếp, qua mail, qua điện thoại...

2.1.3.4. Thời gian khảo sát

Tiến hành từ tháng 09/2020 đến tháng 3/2021

2.1.3.5. Xử lý kết quả khảo sát

Phƣơng thức xử lí số liệu: Các mẫu phiếu điều tra đƣợc thiết kế theo các phƣơng án lựa chọn và mức điểm đánh giá nhƣ sau:

Đối với sử dụng thang đo 4 bậc, qui ƣớc điểm đánh giá nhƣ sau:

Bảng 2.5. Ý nghĩa của điểm số bình quân

Mức Khoảng

điểm Ý nghĩa

4 3.25 - 4.00 Rất cần thiết /Rất thƣờng xuyên/rất ảnh hƣởng 3 2.50 - 3.25 Cần thiết/Thƣờng xuyên/ảnh hƣởng

2 1.75- 2.50 Không cần thiết/Không thƣờng xuyên/không ảnh hƣởng 1 1.00 - 1.75 Rất không cần thiết/Chƣa thực hiện/rất không ảnh hƣởng

Xử lý số liệu đối với kết quả điều tra:

+ Số liệu thu đƣợc từ phiếu hỏi đƣợc chúng tôi tiến hành xử lý theo tỷ lệ% và tính điểm trung bình để sắp xếp và đánh giá theo thứ bậc.

44

+ Điểm trung bình các mục trong các bảng đƣợc tính theo công thức:

i i i i i X K X K K X N     

Các đại lƣợng trong công thức đƣợc quy định:

: Điểm trung bình

Ki: Số ngƣời cho điểm số

Xi; N: Số ngƣời tham gia đánh giá.

+ Xác định điểm số cho các mức độ đánh giá: Trong quá trình điều tra, để lƣợng hóa các mức độ đánh giá (mức độ thực hiện, mức độ chất lƣợng, mức độ ảnh hƣởng), chúng tôi đã tiến hành cho điểm tƣơng ứng với các mức độ đó, xác định khoảng điểm để đƣa ra đánh giá tƣơng ứng.

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

Để tìm hiểu nhận thức của CBQL và GV ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng về sự cần thiết của dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.6. Mức độ nhận thức của CBQL, GV về dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng,

tỉnh Điện Biên Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ % ĐTB Rất cần thiết 28 34,1 3,21 Cần thiết 43 52,4 Ít cần thiết 11 13,4 Rất không cần thiết 0 0 Tổng 82 100 X

45

Qua bảng khảo sát cho ĐTB về nhận thức đạt 3,21 điểm xếp mức cần thiết. Trong đó có 28/82 (34.1%) CBQL, GV lựa chọn mức rất cần thiết; 43/82 (52.4%) CBQL, GV lựa chọn mức cần thiết; 11/82 CBQL, GV lựa chọn mức ít cần thiết và không có ai lựa chọn rất không cần thiết.

Kết quả trên cho thấy phần lớn CBQL và GV đều có nhận thức khá tốt về sự cần thiết của DHTCĐ tích hợp môn KHTN ở trƣờng THCS. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ CBQL và GV chƣa nhận thức đúng về tầm quan trọng và mức độ cần thiết của DHTCĐ tích hợp môn KHTN: có 6/82(7.3%) CBQL, GV lựa chọn mức bình thƣờng và 5/82(6.1%) CBQL, GV lựa chọn mức ít cần thiết. Nhƣ vậy khách thể đã nhận thức khá tốt về mục tiêu của DHTCĐ tích hợp môn KHTN của các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng.

Phỏng vấn thầy Hoàng Đức Ân Hiệu trƣởng trƣờng THCS Ẳng Cang, thầy cho biết: “Dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN ở trường THCS là rất cần thiết bởi mô hình dạy học này giúp tinh giản kiến thức, tránh trùng lặp, giúp học sinh tích cực học tập, phát huy được những phẩm chất, năng lực theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay. Dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN là bước chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018”.

Đa số CBQL đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của DHTCĐ tích hợp môn KHTN. Tuy nhiên, ở một vài GV, khi phỏng vấn còn cho rằng việc DHTCĐ tích hợp các môn KHTN không làm thay đổi chất lƣợng giáo dục, thậm chí còn gặp nhiều khó khăn hơn nhƣ hạn chế về chuyên môn từ giáo viên, hạn chế về cơ sở vật chất phục vụ dạy học,…

2.2.2. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên đã thực hiên ở các trường THCS huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

Để tìm hiểu thực trạng việc thực hiện mục tiêu dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 1). Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.7 nhƣ sau:

46

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện mục tiêu dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng

Stt

Mục tiêu dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Chƣa TH Không TX Thƣờng xuyên Rất TX SL % SL % SL % SL % 1 Hình thành các phẩm chất yêu nƣớc, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 0 0 25 28,7 32 40,0 25 31,2 3,00 1 2 Hình thành năng lực tự chủ, tự học, giáo tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề, sáng tạo 11 13,4 22 26,8 25 30,5 24 29,2 2.76 2 3 Phát triển năng lực nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên cho học sinh 9 11,0 27 32,9 31 37,8 15 18,3 2.63 3 4 Hình thành phát triển năng lực tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên 18 22.0 28 34,2 17 20,7 19 23,2 2,45 4 5 Hình thành phát triển năng lực vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào thực tiễn 15 18,3 32 39 21 25,6 14 17,1 2,41 5

Kết quả khảo sát tại bảng 2.7 cho thấy hoạt động DHTCĐ tích hợp môn KHTN ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng, tỉnh Điện Biên về cơ bản đã đáp ứng đƣợc các mục tiêu của dạy học môn KHTN ở trƣờng THCS. Tuy nhiên mức độ đáp ứng ở mỗi mục tiêu lại khác. Mục tiêu Hình thành các phẩm chất yêu nƣớc, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm” có mức đánh giá cao nhất với ĐTB 3.0, xếp thứ 1 đạt mức khá.

Mục tiêu đƣợc đánh giá thực hiện đạt ở mức thứ 2 là: Hình thành năng lực tự chủ, tự học, giáo tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề, sáng tạo với điểm TB là 2,76 điểm đạt mức khá.

47

Mục tiêu đƣợc đánh giá thực hiện đạt ở mức thứ 3 là: Phát triển năng lực nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên cho học sinh có điểm trung bình trung là: 2,63 điểm đạt mức khá nhƣng ở mức thấp;

Mục tiêu đƣợc đánh giá thực hiện đạt ở mức thứ 4 là: Hình thành phát triển năng lực tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên có điểm trung bình là 2,45 điểm đạt mức trung bình

Mục tiêu đƣợc đánh giá thực hiện đạt ở mức thứ 5 là: Hình thành phát triển năng lực vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào thực tiễn có điểm trung bình là 2,41 điểm đạt mức trung bình.

Nhƣ vậy, có thể thấy các mục tiêu DHTCĐ tích hợp môn KHTN đã đƣợc GV các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng, tỉnh Điện Biên thực hiện nhƣng chƣa đồng đều, chƣa có kết quả nào đƣợc đánh giá ở mức tốt mà chỉ dừng ở mức khá và trung bình, chƣa quan tâm đến tiếp cận thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực cần đạt ở học sinh.

Trao đổi với thầy Bùi Tấn Hạnh, Hiệu trƣởng trƣờng THCS Ngối Cáy, thầy chia sẻ: “Việc phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đã được quan tâm tuy nhiên chưa thực sự triệt để còn thiên về dạy kiến thức lý thuyết nên hạn chế trong việc hình thành năng lực thực hiện, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh, việc đạt được mục tiêu chuẩn bị cho học sinh tiếp tục tham gia lao động sản xuất, có thể thích ứng với sự phát triển của KHKT, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung học phổ thông không dễ thực hiện đối với học sinh vùng cao, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn bởi hạn chế về nhận thức. Thêm vào đó, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hiện nay chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh và khai thác được những điểm mạnh của DHTCĐ tích hợp môn KHTN”.

Nhận xét chung: Việc thực hiện mục tiêu dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN đã đƣợc các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ẳng thực hiện tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức khá và trung bình, các mục tiêu hình thành năng lực khoa học và năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh chƣa đƣợc đánh giá cao.

48

2.2.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên đã triển khai ở các trường THCS huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

Để tìm hiểu thực trạng việc thực hiện nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (phụ lục 1). Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.8 nhƣ sau:

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng

Stt Nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Chƣa TH Không TX Thƣờng xuyên Rất TX SL % SL % SL % SL %

1 Chất và sự biến đổi của chất 15 18,3 32 39 21 25,6 14 17,1 2,41 4

2 Vật sống 0 0,0 23 28,1 32 39,0 27 32,9 3,05 1

3 Năng lƣợng và sự biến đổi 5 6,1 27 32,9 29 35,4 21 25,6 2,80 2

4 Trái Đất và bầu trời 18 22.0 28 34,2 21 25,6 15 18,3 2,40 5

5 Các nguyên lý chung của

khoa học tự nhiên 18 22.0 28 34,2 17 20,7 19 23,2 2,45 3 6 Chủ đề khác

Kết quả khảo sát tại bảng 2.6 cho thấy mức độ thực hiện nội dung DHTCĐ tích hợp môn KHTN ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng, tỉnh Điện Biên đƣợc thực hiện không đồng đều, theo đánh giá của CBQL và GV thì việc thực hiện các nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN chỉ đạt mức khá và trung bình. Nội dung đƣợc đánh giá cao nhất xếp thứ 1 là: Vật sống có điểm TB là 3,05 điểm đạt mức khá;

Nội dung dạy học đƣợc đánh giá thực hiện ở mức thứ 2 là: Năng lƣợng và sự biến đổi có điểm trung bình trung là 2,8 đạt mức khá.

Nội dung dạy học đƣợc đánh giá thực hiện ở mức thứ 3 là: Các nguyên lý chung của khoa học tự nhiên có điểm trung bình là 2,45 đạt mức trung bình.

49

Nội dung dạy học đƣợc đánh giá thực hiện ở mức thứ 4 là: Chất và sự biến đổi của chất có điểm trung bình là 2,41 điểm đạt mức trung bình.

Nội dung dạy học đƣợc đánh giá thực hiện ở mức thứ 5 là: Trái Đất và bầu trời có điểm trung bình là 2,40 đạt mức trung bình;

Phỏng vấn thầy Nguyễn Đức Hiển tổ trƣởng chuyên môn trƣờng THCS Ngối Cáy, thầy cho biết: “Việc thực hiện nội dung DHTCĐ tích hợp môn KHTN đã được tổ chuyên môn quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, khối lượng kiến thức tương đối nặng nên việc dạy học chủ yếu mới dừng lại ở cung cấp những kiến thức cơ bản. Để vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đòi hỏi GV phải đầu tư hơn cho việc thiết kế bài học, tổ chức quá trình dạy học; sự phối hợp giữa các giáo viên Hóa, Lý, Sinh trong thiết kế chủ đề thực hiện nội dung dạy học chưa thực sự bài bản, bên cạnh đó một số GV chưa thực sự chủ động, tích cực nên chưa phát huy được hiệu quả của DHTCĐ tích hợp ở nội dung vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.

Nhận xét chung: Nội dung dạy học theo chủ đề môn KHTN chƣa đƣợc đánh giá thực hiện ở mức độ tốt mà mới chỉ dừng ở mức trung bình và mức khá, nguyên nhân do năng lực giáo viên và do sự phối hợp giữa các giáo viên phân môn chƣa tốt, chƣa đồng bộ.

2.2.4. Thực trạng việc thực hiện quy trình dạy học học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

Để tìm hiểu thực trạng việc thực hiện quy trình dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (phụ lục 1). Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.9 nhƣ sau:

50

Bảng 2.9. Mức độ thực hiện quy trình dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng

Stt

Quy trình dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Chƣa TH Không TX Thƣờng xuyên Rất TX SL % SL % SL % SL % 1

Thiết lập các kiến thức liên quan, tìm ra các nội dung dạy học liên quan gần giống nhau, những nội dung liên quan đến vấn đề thực tiễn để xây dựng chủ đề tích hợp.

9 11,0 22 26,8 27 32,9 19 23,2 2.56 6

2 Lựa chọn các chủ đề dạy

học tích hợp phù hợp 10 12,2 26 31,7 25 30,5 21 25,6 2.70 4 3 Xác định mục tiêu của bài

học tích hợp theo chủ đề 7 8,5 23 28,1 31 37,8 21 25,6 2.80 3

4

Xác định mạch kiến thức của chủ đề tích hợp và các nội dung chính trong chủ đề tích hợp 6 7,3 27 32,9 26 31,71 23 28,05 2.21 7 5 Thiết kế các hoạt động chính của chủ đề tích hợp. 7 8,5 19 23,2 29 35,4 27 32,9 2.93 1 6 Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề, thảo luận và hoàn thiện nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp đã xây dựng

8 9,8 18 22,0 36 43,9 20 24,9 2.83 2

7

Đánh giá kết quả dạy học và phản hồi thông tin để điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học

13 15,9 29 35,4 22 26,8 18 22.0 2.55 5

8 Sử dụng kết quả đánh giá để

51

Kết quả khảo sát bảng 2.9 cho thấy điểm đánh giá chung về việc thực hiện quy trình DHTCĐ tích hợp môn KHTN ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng, tỉnh Điện Biên đƣợc đánh giá chƣa cao. Một số bƣớc trong quy trình đƣợc đánh giá ở mức khá là: Thiết kế các hoạt động chính của chủ đề tích hợp (ĐTB 2.93, xếp thứ 1), Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề, thảo luận và hoàn thiện nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp đã xây dựng (ĐTB 2.83, xếp thứ 2)…, Một số bƣớc có điểm đánh giá thấp hơn, thể hiện khó khăn của GV trong quá trình thực hiện là: Thiết lập các kiến thức liên quan, tìm ra các nội dung dạy học liên quan gần giống nhau, những nội dung liên quan đến vấn đề thực tiễn để xây dựng chủ đề tích hợp (ĐTB 2.56, xếp thứ 6), Xác định mạch kiến thức của chủ đề tích hợp và các nội dung chính trong chủ đề tích hợp (ĐTB 2.21, xếp thứ 7), Đánh giá kết quả dạy học và phản hồi thông tin để điều chỉnh hoạt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 55)