Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 45 - 47)

8. Kết cấu của luận văn

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn

học tự nhiên ở trường trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học ở nhà trƣờng. Kiểm tra, đánh giá giúp chủ thể quản lý có thông tin phản hồi

33

chính xác từ đối tƣợng quản lý, tạo nên sự liên thông cần thiết trong nhà trƣờng giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh với các cán bộ quản lý cũng nhƣ tạo ra mối liên kết giữa nhà trƣờng với các cấp quản lý giáo dục và cộng đồng. Kiểm tra, đánh giá giúp Hiệu trƣởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, Hiệu trƣởng cần chỉ đạo thực hiện các công việc sau:

- Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, đánh giá công tác lập kế hoạch; công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; công tác chuẩn bị của tổ chuyên môn Tự nhiên, giáo viên khoa học Tự nhiên cho hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN; kiểm tra, đánh giá nề nếp dạy học môn Khoa học Tự nhiên; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung chƣơng trình DHTCĐ tích hợp môn KHTN; phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học và tinh thần thái độ tích cực tham gia của giáo viên, học sinh; đánh giá kết quả đạt đƣợc ở học sinh.

- Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín: Lực lƣợng đánh giá phải đƣợc lựa chọn từ đội ngũ CBQL, GV có chuyên môn, năng lực tốt, có uy tín, trách nhiệm.

- Xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá: CBQL cùng tổ chuyên môn và GV đảm trách môn học phải xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá HS theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên dựa trên thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ GD&DT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT phù hợp với đặc điểm HS, GV và nhà trƣờng. Bên cạnh đó tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan quản lý về giáo dục xây dựng quy trình thiết kế bộ công cụ và điều chỉnh khi cần thiết.

- Lựa chọn phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá: Lựa chọn phù hợp nhằm giúp thu đƣợc thông tin khách quan, chính xác, phản ánh đúng thực trạng dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên và thực trạng quản lý của nhà trƣờng. Sử dụng nhiều hình thức đánh giá nhƣ: Sử dụng phiếu khảo

34

sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến GV, HS hoặc chuyên gia. Kiểm tra hoạt động học tập của HS về các chủ đề học tập để biết đƣợc mức độ thu nhận và vận dụng kiến thức chung cũng nhƣ các kiến thức mà các em lĩnh hội đƣợc từ các hoạt động DHTCĐ tích hợp môn KHTN, cung cấp cho HS những phản hồi thông tin, giúp cho HS điều chỉnh hoạt động của mình.

- Xây dựng quy trình đánh giá hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên phù hợp, hiệu quả đem lại ý nghĩa thực sự cho việc cải tiến, đổi mới dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, liên tục kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đƣa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.

Kết quả đánh giá quá trình DHTCĐ tích hợp môn KHTN là căn cứ để chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN và đổi mới quá trình quản lý dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học Tự nhiên nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học các môn KHTN.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 45 - 47)