Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 88)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp

Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc xây dựng kế hoạch và nâng cao chất lƣợng kế hoạch có vai trò rất quan trọng trong quản lý DHTCĐ tích hợp môn KHTN ở trƣờng THCS. Kế hoạch là cơ sở, là căn cứ để triển khai thực hiện hoạt động DHTCĐ tích hợp môn KHTN. Việc xây dựng kế hoạch, nâng cao chất lƣợng kế hoạch giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện, lựa chọn những phƣơng án tối ƣu, phân bổ, sử dụng nguồn lực phù hợp cho hoạt động DHTCĐ tích hợp môn KHTN. Xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp môn KHTN giúp giáo viên có căn cứ để triển khai hoạt động dạy học theo chủ đề hiệu quả đồng thời là cơ sở để cán bộ quản lý kiểm tra việc tổ chức thực hiện của giáo viên KHTN.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch DHTCĐ tích hợp môn KHTN ở trƣờng THCS theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh giúp nhà quản lý

76

tập trung vào mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Kế hoạch dạy học là văn bản chuyên môn nghiệp vụ để triển khai áp dụng hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng.

Kế hoạch DHTCĐ tích hợp môn KHTN theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh của mỗi nhà trƣờng cần đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu chƣơng trình giáo dục, dạy học, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và kế hoạch dạy học cho từng môn học đƣợc quy định tại chƣơng trình môn học KHTN, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của môn học, nội dung chƣơng trình chung và nội dung chƣơng trình theo lớp của từng môn học đƣợc quy định trong chƣơng trình môn học KHTN ở trƣờng THCS. Tuy nhiên, trên cơ sở thực tiễn là điều kiện cụ thể của nhà trƣờng (đội ngũ GV, đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật chất,…) Hiệu trƣởng xây dựng hệ thống mục tiêu về năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp trên cơ sở hệ thống mục tiêu của chƣơng trình môn KHTN.

Kế hoạch dạy học tích hợp theo chủ đề môn KHTN có thể là tích hợp liên môn; tích hợp theo hƣớng trải nghiệm; tích hợp theo hƣớng giáo dục STEM.

Dựa theo kế hoạch dạy học theo chủ đề môn KHTN đã đƣợc phê duyệt, Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành sinh hoạt chuyên đề, nghiên cứu bài học và phân công giáo viên chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chủ đề đã xây dựng theo đúng kế hoạch nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung và mục tiêu của từng chủ đề dạy học.

Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành dạy minh họa, thảo luận góp ý kiến để hoàn thiện năng lực dạy học cho giáo viên theo các chủ đề dạy học, tạo môi trƣờng để giáo viên học hỏi lẫn nhau và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ.

77

Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo chủ đề môn KHTN để có biện pháp điều chỉnh hoạt động dạy và điều khiển hoạt động học của học sinh nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.

Hiệu trƣởng chỉ đạo huy động mọi nguồn lực thực hiện kế hoạch dạy học theo chủ đề một cách hiệu quả, đặc biệt là các nguồn lực ngoài trƣờng.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Căn cứ vào các cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận chuyên đề xây dựng kế hoạch DHTCĐ tích hợp môn KHTN theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, nghiên cứu chƣơng trình môn KHTN, các điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng làm căn cứ xây dựng kế hoạch DHTCĐ tích hợp môn KHTN theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh trình Hiệu trƣởng phê duyệt. Nhà trƣờng xây dựng kế hoạch dạy học môn KHTN nói chung và kế hoạch DHTCĐ tích hợp môn KHTN theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh nói riêng cho trƣờng mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phƣơng, bảo đảm mục tiêu và chất lƣợng giáo dục, dạy học.

Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn xác định mục tiêu DHTCĐ tích hợp môn KHTN theo định hƣớng phát triển năng lực, xác định rõ những phẩm chất, năng lực cần đạt đƣợc cho HS từng khối lớp, theo từng chủ đề tích hợp. Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn triển khai tiến hành xây dựng kế hoạch: chiến lƣợc, năm học, tháng, tuần và kế hoạch xây dựng chủ đề học tập cụ thể cho HS.

Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn xác định nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức DHTCĐ tích hợp môn KHTN theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh: Nội dung dạy học phải căn cứ vào chƣơng trình môn KHTN, tuy nhiên cũng cần có những điều chỉnh phù hợp với đối tƣợng HS và đặc điểm nhà trƣờng, tăng cƣờng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn; tăng cƣờng sử dụng các phƣơng pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học đặc thù của bộ môn, tăng cƣờng vận dụng, thực hành, thí nghiệm nhằm phát triển năng lực của học sinh.

78

Hiệu trƣởng đánh giá khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ GV và từng GV trong giảng dạy, chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện phân công giáo viên linh hoạt, phù hợp.

Hiệu trƣởng phối hợp với các bên liên quan, huy động nguồn lực tổ chức thực hiện chủ đề dạy tích hợp môn KHTN theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh học hiệu quả hỗ trợ các điều kiện tốt nhất cho giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình dạy học.

Hiệu trƣởng hƣớng dẫn tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện xây dựng chuẩn, tiêu chí, công cụ đánh giá kết quả học tập môn KHTN của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực và phẩm chất.

Hiệu trƣởng huy động đƣợc sự tham gia tích cực của đội ngũ GV vào việc lập kế hoạch xây dựng chủ đề học tập phù hợp với đặc điểm nhà trƣờng, giúp GV ý thức đƣợc tầm quan trọng của xây dựng chủ đề học tập. Nhƣ vậy, hiệu trƣởng đã tạo đƣợc sự thống nhất về nhận thức trong tập thể sƣ phạm GV về ý nghĩa của tổ chức xây dựng chủ đề học tập và DHTCĐ.

Hiệu trƣởng cần tạo môi trƣờng thuận lợi cho GV đƣợc tham gia thƣờng xuyên vào các sáng kiến, cải tiến quy trình xây dựng chủ đề học tập, tạo cho GV cảm nhận về sự cần thiết của xây dựng chủ đề học tập, thực hiện mỗi thành viên là một tác nhân trong xây dựng chủ đề học tập (giúp GV có k năng để xây dựng chủ đề học tập có chất lƣợng và hiệu quả). Nhƣ vậy, kích thích đƣợc GV sáng tạo ý tƣởng trong xây dựng chủ đề học tập, xây dựng mục tiêu, kế hoạch thực hiện hiệu quả. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi lẽ mục tiêu do chính GV đƣợc tham gia xây dựng nên, họ sẽ tích cực lao vào việc lập kế hoạch, tìm các biện pháp thực hiện, tận tụy làm việc để đạt mục tiêu. Nhƣ vậy, trật tự mối quan hệ giữa Hiệu trƣởng và GV đã thay đổi: từ mệnh lệnh, hành chính (thể hiện trật tự một chiều, từ trên xuống) chuyển sang phƣơng thức tƣơng tác (thể hiện tính hai chiều); sâu xa hơn, điều đó thể hiện sự thay đổi căn bản trong việc thực hiện quan hệ dân chủ trong quản lý nhà trƣờng. Trách

79

nhiệm quản lý nhà trƣờng (trong đó có tổ chức xây dựng chủ đề học tập) cũng là trách nhiệm của GV, nghĩa là họ cũng có trách nhiệm tham gia vào quá trình hình thành quyết định của ngƣời lãnh đạo.

Hiệu trƣởng phải là ngƣời chỉ đạo, xây dựng kế hoạch DHTCĐ tích hợp môn KHTN theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu mới, tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, khái quát về mặt lý luận những kết quả đạt đƣợc và triển khai thực hiện; hoặc tổ chức trao đổi những chủ đề cần thiết trong dạy học giúp GV thực hiện có kết quả DHTCĐ tích hợp môn KHTN theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn, GV dạy KHTN và tổ chuyên môn phải nắm vững những vấn đề cơ bản về dạy học tích hợp môn KHTN, những điều kiện cần thiết để thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp và giáo viên phải có năng lực thiết kế chủ đề dạy học tích hợp môn KHTN.

Hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên KHTN phải nắm vững kế hoạch giáo dục nhà trƣờng, chƣơng trình môn KHTN theo chƣơng trình giáo dục 2018, những định hƣớng mục tiêu cần đạt của môn học, những điều kiện về phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả cũng nhƣ năng lực giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ dạy học của nhà trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CBQL, GV và các lực lƣợng có liên quan trong nhà trƣờng phải nắm chắc tình hình đặc điểm của đơn vị để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động có tính khả thi. Đảm bảo sự phân công hợp lý, tránh hiện tƣợng chồng chéo.

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên cho giáo viên.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này là nhằm nâng cao năng lực còn thiếu, còn yếu cho giáo viên môn KHTN, nâng cao năng lực DHTCĐ tích hợp môn KHTN nhiên theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THCS

80

đáp ứng yêu cầu về năng lực dạy học môn KHTN theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả DHTCĐ tích hợp môn KHTN ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng, tỉnh Điện Biên và nâng cao chất lƣợng quản lý DHTCĐ tích hợp môn KHTN ở các trƣờng THCS huyện Mƣờng Ảng, tỉnh Điện Biên.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trƣởng trƣờng THCS xây dựng nội dung bồi dƣỡng nâng cao năng lực DHTCĐ tích hợp môn KHTN theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên phải toàn diện, trên cơ sở các mục tiêu bồi dƣỡng đã đƣợc xác định. Ngoài ra, nội dung bồi dƣỡng còn phải xuất phát từ nhu cầu của giáo viên giảng dạy các môn KHTN trong nhà trƣờng.

Nội dung bồi dƣỡng nâng cao năng lực DHTCĐ tích hợp môn KHTN nhiên theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trƣờng THCS cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Bồi dƣỡng năng lực phân tích, đánh giá chƣơng trình, lựa chọn, xây dựng chủ đề dạy học tích hợp, xác định mục tiêu DHTCĐ tích hợp môn KHTN nhiên theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn tập trung khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng của giáo viên vào các chủ đề tích hợp sau đây: (1) Chủ đề tích hợp ở mức độ lồng ghép/ liên hệ; (2) Chủ đề tích hợp ở mức độ hội tụ - Vận dụng kiến thức liên môn; (3) Chủ đề tích hợp ở mức độ hòa trộn (liên môn, xuyên môn); (4) Chủ đề tích hợp dựa trên các nguyên lý vận động, phát triển chung của giới tự nhiên.

Bồi dƣỡng năng lực thiết kế chuẩn đầu ra môn học, thiết kế nội dung DHTCĐ tích hợp môn KHTN theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh phù hợp với đặc điểm học sinh, nhà trƣờng và địa phƣơng.

Bồi dƣỡng cho giáo viên môn KHTN và CBQL về quy trình triển khai DHTCĐ tích hợp môn KHTN gồm các bƣớc sau đây: (1)Lựa chọn chủ đề; (2) Xác định vấn đề cần giải quyết; (3) Xác định các kiến thức cần thiết để giải

81

quyết vấn đề; (4) Xác định mục tiêu dạy học; (5) Xây dựng nội dung hoạt động dạy học; (6) Lập kế hoạch dạy học; (7) Tổ chức dạy học và đánh giá.

Bồi dƣỡng cho giáo viên về quán triệt các nguyên tắc cần quán triệt khi triển khai thực hiện, những yêu cầu đặt ra đối với CBQL và giáo viên môn KHTN trong tổ chức thực hiện DHTCĐ tích hợp môn KHTN.

Bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt động DHTCĐ tích hợp theo hƣớng trải nghiệm môn KHTN; Bồi dƣỡng năng lực tổ chức DHTCĐ tích hợp theo định hƣớng giáo dục STEM cho giáo viên KHTN.

Bồi dƣỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học theo hƣớng tích hợp liên môn KHTN cho giáo viên KHTN.

Bồi dƣỡng nâng cao năng lực vận dụng các phƣơng pháp, biện pháp và k thuật DHTCĐ tích hợp môn KHTN cho giáo viên nhƣ: (1)Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề; (2)Một số kiểu dạy học phân hóa nhƣ dạy học theo trạm, dạy học theo góc, dạy học theo hợp đồng; (3) Một số kiểu dạy học gắn với thực tiễn; (4) Dạy học dự án; (5) Dạy học khám phá trên mạng; (6) Phƣơng pháp bàn tay nặn bột; (7) Các k thuật dạy học hiện đại: k thuật khăn trải bàn; 3 lần 3; Phá vỡ tảng băng; k thuật phòng tranh vv…

Bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về đánh giá kết quả DHTCĐ tích hợp môn KHTN: (1) Đánh giá năng lực khoa học trong dạy học các môn KHTN; (2) Đánh giá năng lực hợp tác, nhóm; (3)Đánh giá năng lực phát triển bản thân; Bồi dƣỡng cho giáo viên các k thuật triển khai thực hiện quy trình đánh giá năng lực học sinh trong dạy học môn KHTN;

Bồi dƣỡng năng lực xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trƣờng nhằm phối hợp, phát huy vai trò của các lực lƣợng giáo dục để tổ chức DHTCĐ tích hợp môn KHTN theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh.

Đối với giáo viên cốt cán thực hiện BD thêm nội dung:

+ BD ứng dụng công nghệ thông tin để GV cốt cán có thể tự chủ động giảng dạy cho GV nhà trƣờng hoặc cụm trƣờng: nhiều giáo viên cốt cán phải làm được công tác tạo các kênh trao đổi khác nhau như zalo, messenger,

82

zoom… tạo ra những cộng đồng học tập trong đội ngũ nhà giáo - điều thiết yếu để các thầy cô cùng hỗ trợ phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên, liên tục.

+ BD cho GV cốt cán với kiến thức chuyên sâu từ đội ngũ giảng viên sư phạm chủ chốt, nhà trường cần tạo thuận lợi để đội ngũ cốt cán phải có mối liên hệ chặt chẽ và trao đổi chuyên môn thường xuyên với giảng viên sư phạm chủ chốt.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng phân tích những yêu cầu về chƣơng trình dạy học môn KHTN và yêu cầu về năng lực đối với giáo viên đặc biệt là năng lực giáo viên cần có để DHTCĐ tích hợp môn KHTN; Trên cơ sở phân tích các yêu cầu về năng lực đối với giáo viên KHTN, Hiệu trƣởng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao năng lực DHTCĐ tích hợp cho giáo viên KHTN. Để thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao năng lực DHTCĐ tích hợp môn KHTN cho giáo viên, Hiệu trƣởng cần khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng của giáo viên, căn cứ nhu cầu thực tế cần bồi dƣỡng, căn cứ kế hoạch chiến lƣợc, kế hoạch năm học của nhà trƣờng, căn cứ khả năng tài chính cho phép, các trƣờng THCS chủ động xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng hàng năm, bao gồm: Mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phƣơng thức bồi dƣỡng, thời gian, kinh phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động bồi dƣỡng; gắn hoạt động bồi dƣỡng năng lực DHTCĐ tích hợp môn KHTN của CBQL, giáo viên với hoạt động bồi dƣỡng thƣờng xuyên trong năm học. Hiệu trƣởng có thể lập kế hoạch và tổ chức thực hiện bồi dƣỡng theo các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1. Xác định nhu cầu cần bồi dƣỡng về năng lực DHTCĐ tích hợp môn KHTN của từng cán bộ quản lí, giáo viên KHTN và GV cốt cán trong nhà trƣờng.

Đánh giá thực trạng năng lực DHTCĐ tích hợp môn KHTN của GV, và GV cốt cán khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng năng lực DHTCĐ tích hợp của GV dạy

83 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

môn KHTN và GV cốt cán, tập hợp các dữ liệu cần thiết phục vụ cho tổ chức bồi dƣỡng. Từ đó, xác định nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng cho CBQL và giáo viên KHTN về dạy học theo chủ đề tích hợp. Việc bồi dƣỡng cho cán bộ QL, GV phải đáp ứng đƣợc yêu cầu thực hiện DHTCĐ tích hợp môn KHTN ở

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 88)