Hiểu chưa đúng những khái niệm, những hình ảnh biểu tượng

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 25 - 27)

- Mỗi người hãy tự làm cho mình và mọi người xung quanh không phải là Bêlicốp, người trong bao, xã hội sẽ không còn người trong bao

a. Hiểu chưa đúng những khái niệm, những hình ảnh biểu tượng

Khi giải thích, học sinh thường đi từ cắt nghĩa từ ngữ, hình ảnh, khái niệm... ở đề bài.

* Đối với đề bài trực tiếp nói rõ vấn đề nghị luận, do chưa nắm vững nội dung của những thuật ngữ, khái niệm nên học sinh có thể giải thích chưa hết ý, hiểu chưa trúng vấn đề cần nghị luận. Có một thực tế là, học sinh thường chưa có đủ vốn hiểu biết về các thuật ngữ, các vấn đề, các em phải làm bài trong một khoảng thời gian có hạn, nên sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ví dụ: Chúng ta hãy cố gắng để chỉ chết một lần thôi. (Cantauzene)

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

(Bài viết số 4 – Đội tuyển HSGQG năm 2016)

Trong bài viết, học sinh mới dừng lại giải thích “chết một lần” là cái chết về thể xác: là trạng thái cơ thể con người dừng lại mọi hoạt động không còn hơi thở, não bộ không còn tư duy, tim ngừng đập...Đã sinh ra trong cõi đời, không ai thoát khỏi cái chết, đó chính là cái "chết một lần" mà không người nào có thể tránh được.

Để làm rõ, làm bật và đi trúng vấn đề của đề bài thì trong phần giải thích, HS cần phải giải thích từ “chết” theo hai nghĩa: chết về thể xác và chết về tinh thần. Đặc biệt đề bài muốn xoáy vào đừng để có cái chết về mặt tinh thần. Cần giải thích như sau:

- Chết: theo nghĩa thông thường là trạng thái cơ thể con người dừng lại mọi hoạt động không còn hơi thở, não bộ không còn tư duy, tim ngừng đập...Đã sinh ra trong cõi đời, không ai thoát khỏi cái chết, đó chính là cái "chết một lần" mà không người nào có thể tránh được.

- Nhưng bên cạnh cái chết thể xác ấy, còn có những cái chết về tinh thần, về thanh danh, chết trong khi còn đang sống. Chẳng hạn: khi con người không còn lí tưởng, mục đích sống, không có ước mơ, hoài bão, chán nản, buông xuôi trước hoàn cảnh khó khăn; khi tâm hồn vô cảm, đóng băng, khi đánh mất danh dự, lương tâm, nhân phẩm bởi những hành động, việc làm khiến đồng loại xa lánh, chối bỏ...

- Tác giả của câu nói khuyên chúng ta không ngừng nỗ lực, cố gắng để không rơi vào những cái chết về tinh thần, để chỉ một lần chết theo quy luật của kiếp nhân sinh.

* Đối với những đề bài không trực tiếp đưa ra vấn đề nghị luận, hoặc dùng cách nói hàm ẩn, biểu tượng..., học sinh phải giải thích những hình ảnh biểu tượng, cách nói hàm ẩn để tìm ra vấn đề nghị luận mà đề muốn kiểm tra. Với những đề phức tạp, những hình ảnh biểu tượng khó, học sinh thường mắc lỗi giải thích chưa kĩ lưỡng, hiểu chưa đúng các biểu tượng hoặc lựa chọn không đúng những hình ảnh biểu tượng cần giải thích dẫn đến hiểu sai lệch vấn đề.

Ví dụ: Những giọt sương lặn vào lá cỏ

Qua nắng gắt, qua bão tố

Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương

(Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân) Suy nghĩ của anh/chị sau khi đọc đoạn thơ trên ?

(Bài viết số 5 – Đội tuyển HSGQG năm 2015)

Học sinh đã giải thích được những từ ngữ, khái niệm như bão tố, nắng gắt, bình thản, mát lành nhưng giải thích không đúng mối quan hệ giữa hai câu đầu và hai câu cuối qua từ vẫn, chưa giải thích rõ nghĩa của từ lặn. Với đề bài này, trong phần đọc hiểu đoạn thơ để tìm ra ý nghị luận, HS tham khảo cách giải thích các từ ngữ, hình ảnh như sau:

- Hình ảnh giọt sương (đây là hình ảnh duy nhất)

- Chữ "lặn": giọt sương ở đây không phải giọt sương đọng lại trên bề mặt của chiếc lá mà là giọt sương đã được hóa sinh vào thiên nhiên.

- Thủ pháp tương phản: bão tố, nắng gắt >< vẫn giữ lại cái mát lành

- Điệp từ vẫn: nhấn mạnh vào sự bền bỉ, sức sống mãnh liệt của giọt sương.

* Nghĩa đen: giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của hoàn cảnh, giọt sương nhỏ bé rất đỗi mong manh nhưng lại tiềm ẩn sức sống bền bỉ, mãnh liệt.

* Nghĩa bóng, nghĩa hàn ẩn:

+ Thủ pháp tương phản: gợi liên tưởng đến con người trong cuộc sống + Bão tố, nắng gắt: những hoàn cảnh đầy khó khăn, thử thách

+ Vẫn giữ lại,,, long lanh, bình thản => Sức sống, sức vươn mãnh liệt, ý chí nghị lực của con người.

- Giọt sương nhỏ bé, mong manh -> Biểu tượng của cái đẹp giản dị

+ Vẫn...-> Gợi cho người ta nghĩ đến sự bền bỉ, sức sống mãnh liệt của cái đẹp (cái đẹp có thể mong manh, giản dị nhưng luôn trường tồn với thời gian).

=> Tóm lại: đoạn thơ là lời đề xuất một thái độ sống, một cách sống: con người sống trong cuộc đời cần có một ý chí, nghị lực, một thái độ bình thản trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống để vươn lên

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 25 - 27)