Lỗi về kĩ năng viết mở bà

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 35 - 38)

- Mỗi người hãy tự làm cho mình và mọi người xung quanh không phải là Bêlicốp, người trong bao, xã hội sẽ không còn người trong bao

a. Lỗi về kĩ năng viết mở bà

nghĩa khác. Một mở bài ngắn gọn, súc tích, nêu được vấn đề và có sức lôi cuốn không chỉ tạo tiền đề cho người viết triển khai mạch văn một cách dễ dàng mà còn tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với người chấm. Phần mở bài của bài văn nghị luận xã hội có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp; và dù làm theo cách nào cũng cần đảm bảo hai yêu cầu: vừa dẫn dắt, khơi gợi ấn tượng cho người đọc; vừa giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận sẽ được triển khai trong bài viết (nội dung nghị luận, phạm vi tư liệu, tầm quan trọng của vấn đề…).

Song, trong quá trình giảng dạy, khảo sát, chúng tôi thấy các em học sinh chuyên văn, kể cả học sinh trong đội tuyển Quốc gia vẫn còn mắc một số lỗi sau:

a.1.Mở bài chưa đúng với yêu cầu: tức là viết mở bài chưa đảm bảo hình thức của một mở bài. Thông thường, mở bài được trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn. Nhưng cá biệt vẫn còn những em ngắt mở bài thành nhiều đoạn nhỏ. Người đọc sẽ rất khó khăn trong việc xác định đâu là mở bài của bài viết.

Ví dụ: Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: “Trên đời vốn không có đường,

người ta đi mãi thành đường”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Trên đời có đường, người ta đi mãi mất đường”.

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên. Học sinh đã mở bài như sau:

Mở bài 1:Xã hội phát triển, con người ta xây được những tòa nhà chọc trời,

những tượng đài nguy nga, tráng lệ nhưng mái ấm gia đình cứ chật dần, nhỏ đi.

Xã hội phát triển, con người ta phát minh ra những thiết bị kết nối xuyên lục địa, không gian, nhưng chính những người hàng xóm quanh ta lại chẳng nhớ tên, rõ mặt.

Xã hội phát triển, những con đường ngày càng nối dài đến khắp mọi nơi, nhưng mối quan hệ nào giữa con người và các con đường kia còn níu ta lại?

Ngày hôm nay, ta đọc Lỗ Tấn: “Trên đời vốn không có đường, người ta đi mãi thành đường” và ý kiến khác: “Trên đời có đường, người ta đi mãi mất đường” để thấy rõ hơn mối quan hệ ấy.

Mở bài 2:

Tôi ví phía trước hãy còn là một bãi hoang... Từng bước chân ta nhẹ nhàng mở ra. Con đường dài thẳng tắp.

Con người là người mở đường như nhà văn Lỗ Tấn viết: “Trên đời vốn không có đường, người ta đi mãi thành đường”. Hay chính ta lại là người làm mất đường như ý kiến: “Trên đời vốn có đường, người ta đi mãi mất đường”.

(Bài viết số 8 – ĐTHSGQG 2019 - 2020)

Nếu căn cứ vào đoạn ngắt đầu tiên là mở bài thì bài viết chưa nêu được vấn đề. Trong mở bài 1, vấn đề được nêu ở đoạn thứ tư, trong mở bài 2 đến đoạn thứ ba vấn đề mới được giới thiệu.

Như vậy, cả hai mở bài đều chưa đảm bảo yêu cầu về hình thức. Việc trình bày mở bài “vụn” như trên sẽ khiến cho người đọc mơ hồ, khó hiểu.

Nguyên nhân có thể do những em học sinh này chưa nhận thức được nhiệm vụ của mở bài, nhưng vì muốn tạo cách viết ấn tượng, mới mẻ nên các em đã chia nhỏ mở bài thành nhiều đoạn, dẫn đến mở bài chưa đúng với hình thức của mở bài.

a.2. Mở bài vụng về, khô khan, chưa hay, chưa ấn tượng :

Ví dụ: Đề bài: Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề Tự nhận thức

+ Nói đến Các Mác, Ăng – Ghen là nói đến hai vị lãnh tụ vĩ đại trong phong trào vô sản của thế giới. Ở họ có rất nhiều tư tưởng chung nhưng bên cạnh đó, mỗi người họ đều đã tìm ra được những tư tưởng mới nhờ sự tự nhận thức của mình. Bởi lẽ đó, sự tự nhận thức là một nhu cầu mà mọi người cần có. (Bài viết của HS )

Cách mở bài trên rất gượng ép, khô cứng, lời văn nghèo cảm xúc. Vẫn đề đó, chúng ta có thể thấy mở bài của một HS khác ấn tượng, dẫn dắt vấn đề uyển chuyển hơn:

+ Muốn biết giá trị của một ngày, hãy tìm gặp những bệnh nhân chờ ghép tạng.

Muốn biết giá trị của một tháng, hãy tìm gặp những người mẹ sinh con. Muốn biết giá trị của một năm, hãy tìm đến cậu học sinh thi trượt đại học. Và muốn biết giá trị một cuộc đời, hãy tự hỏi chính bản thân ta, đối thoại với chính ta. Không có cách tiếp thu hiểu biết nào bằng chính ta tự hiểu ra, chính ta tự nhận thức. Hành trình tự nhận thức của cuộc đời con người là con đường phải được đi qua. (Bài viết của HS)

Ví dụ: Đề bài: Suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Tìm chỗ dựa cho mình là cần thiết nhưng làm chỗ dựa cho người khác còn cao quí và cần thiết hơn

+ Có những ngày như thế, giữa cái gió pha chút lạnh của cuối thu, tôi chậm rãi rảo bước trên con đường làng quen thuộc. Và mỗi lần tôi đều tự hỏi: Tìm đâu một chỗ dựa cho bản thân? Câu hỏi ấy cứ khắc khoải lặp đi lặp lại trong trí óc đầy sự tò mò, khiến tôi nhớ đến câu nói:“Tìm chỗ dựa cho mình là cần thiết nhưng làm chỗ dựa cho người khác còn cao quí và cần thiết hơn”. (Bài viết của HS).

Mở bài trên, lời văn sáo rỗng, dẫn dắt vào vấn đề khập khiễng, không ăn nhập vấn đề. Có thể tham khảo cách mở bài của HS sau:

+ “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả thế giới” ( Darwin).

“Niềm hạnh phúc lớn nhất là trở thành điểm tựa cho cả nhân loại” (Mẹ Teresa) Những ngày mùa đông năm 2014, cộng đồng mạng có truyền tay nhau một bài thơ đáng suy ngẫm. Bài thơ mang tựa đề rất ngắn: “Chỗ dựa”, với những quan sát, nhìn nhận rất mới: Người đàn bà nào đang bế đứa bé...ai biết rằng đứa bé mới là chỗ dựa; hay: hình ảnh anh bộ đội dìu một bà cụ, ai biết rằng bà cụ mới là chỗ dựa cho tâm hồn anh...Chỗ dựa của mỗi người không giống nhau, điểm tựa của mỗi tâm hồn không y hệt, nơi trái tim nương náu không ai có cùng một vị trí: Ai cũng cần có một chỗ dựa “tìm chỗ dựa cho mình là cần thiết nhưng làm chỗ dựa cho người khác còn cao quí và cần thiết hơn nhiều”. (Bài viết của HS).

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 35 - 38)