Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 46 - 47)

- Mỗi người hãy tự làm cho mình và mọi người xung quanh không phải là Bêlicốp, người trong bao, xã hội sẽ không còn người trong bao

a. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí có nhiều cách hỏi phong phú:

- Vấn đề có thể được đặt ra từ việc trích dẫn một câu thơ, một đoạn thơ, một bài thơ (Ví dụ: Tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn ? ”; Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không…? để gió cuốn đi…”; “Ta làm con chim hót; Ta làm một nhành hoa, Ta nhập vào hòa ca; Một nốt trầm xao xuyến; Một mùa xuân nho nhỏ; Lặng lẽ dâng cho đời; Dù là tuổi hai mươi; Dù là khi tóc bạc…”. Đoạn thơ gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống ? Vấn đề đặt ra từ bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính…

- Vấn đề cũng có thể được đặt ra từ một câu chuyện (ví dụ: Đối thủ đáng sợ nhất; Câu hỏi quan trọng nhất…; Câu chuyện về Masaro Thật – Như – Đếm ).

- Không hiếm khi là cách đặt vấn đề trực tiếp (ví dụ: Anh chị hãy viết một bài tranh luận với ý kiến “Vào đại học là con đường lập thân duy nhất của thanh niên”; Quan niệm của anh (chị) về hạnh phúc, tình bạn, tình yêu…).

- Tuy nhiên, chiếm số lượng nhiều nhất là cách hỏi dưới dạng bàn luận về một nhận định, một câu danh ngôn, một câu tục ngữ (Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào - ngạn ngữ Hi Lạp; Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống

- Nooc man Ku sin).

Chính vì thế, cách làm bài cũng phải linh hoạt. Tuy nhiên có thể đưa ra những hướng cơ bản:

- Tư tưởng - đạo lí đó có đúng không ?

- Đúng như thế nào ? (đúng hoàn toàn ? đúng một phần ?...)

- Tư tưởng đó có ý nghĩa như thế nào đối với con người và cuộc sống ?

* Về thao tác lập luận: Sử dụng kết hợp tất cả các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ…

- Sử dụng thao tác giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, căn cứ của phát ngôn. - Sử dụng thao tác chứng minh để làm sáng tỏ, tạo sức thuyết phục cho vấn đề. - Sử dụng các thao tác: so sánh, bình luận, bác bỏ… nhằm khẳng định, phủ định, mở rộng, nâng cao vấn đề, xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng.

* Về phương thức biểu đạt: Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh, kết hợp nhuần nhuyễn lý lẽ và cảm xúc trong bài văn nghị luận.

* Dàn ý cơ bản của bài viết gồm 3 phần:

- Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề.

- Thân bài: Triển khai việc bàn luận về vấn đề. - Kết luận: + Đánh giá và nêu ý nghĩa của vấn đề.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 46 - 47)