- Mỗi người hãy tự làm cho mình và mọi người xung quanh không phải là Bêlicốp, người trong bao, xã hội sẽ không còn người trong bao
b. Hiểu chưa đúng mối quan hệ giữa những mệnh đề, những vế của nhận định
Đối với những đề tổng hợp có nhiều nhận định, nhiều mệnh đề, học sinh thường lúng túng trong việc giải thích để tìm ra vấn đề cần bàn luận. Lỗi thường gặp là học sinh chưa tìm hiểu cấu trúc nhận định trong đề, xem xét mối quan hệ giữa các vế của nhận định, giữa các nhận định (bổ sung, so sánh, tương phản...) dẫn đến xác định không đúng vấn đề cần nghị luận.
Ví dụ: : Bàn về mối quan hệ giữa học vấn và văn hóa trong phong cách sống:
- Có ý kiến cho rằng: Người có học vấn, có bằng cấp cao đương nhiên là người có văn hóa.
- Ý kiến khác lại khẳng định: Trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
Quan điểm của anh (chị)?
(Bài viết số 1 – ĐTHSGQG năm 2016)
Học sinh đã giải thích được những từ ngữ học vấn, văn hóa, đương nhiên và rút ra được nội dung của từng ý kiến, nhưng học sinh chưa chỉ rõ được hai ý trên bất đồng nhau
cho phần giải thích còn chung chung, chưa chốt được ý rõ ràng nên người đọc thấy chưa thỏa đáng. Với dạng đề này, có thể tham khảo cách giải thích sau:
- Học vấn: những hiểu biết có được do học tập
- Văn hóa: trong ngữ cảnh cụ thể này hiểu là cách ứng xử (văn hóa ứng xử) - Ý kiến 1: từ đương nhiên đồng nhất học vấn và văn hóa (ứng xử)
- Ý kiến 2: cụm từ không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau cho thấy học vấn và văn hóa ứng xử không đồng nhất, không nằm trong một quan hệ tỷ lệ thuận.
=> Tóm lại: hai ý kiến trên có chỗ bất đồng quan điểm. Để tìm ra chân lí, chúng ta cần giải đáp một vấn đề: văn hóa trong phong cách sống có được do đâu? Do tri thức, học vấn hay do việc tu dưỡng rèn luyện nhân cách?
2.3.4.4. Lỗi về kĩ năng bàn luận vấn đề
Sau khi xác định được vấn đề, hiểu rõ nội dung bàn luận thông qua khâu nhận diện đề, huy động kiến thức và giải thích ý kiến, học sinh cần soi chiếu bằng kiến thức xã hội. Bàn luận vấn đề là khâu thứ hai hiển thị trong bài viết của học sinh (sau khi đã giải thích).
Ví dụ : Trong tác phẩm Ông già và biển cả, tác giả Hemingway đã có câu nói nổi
tiếng: Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại.
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên?
(Đề đề xuất Trại hè Hùng Vương năm 2019)
GỢI Ý:* Giải thích: * Giải thích:
- Con người có thể bị hủy diệt: con người có thể bị thương, bị mất mát, thất bại về vật chất, thể xác.
- nhưng không thể bị đánh bại: con người không bị khuất phục, đánh bại về ý chí, nghị lực.
=> Câu nói khẳng định niềm tin, ý chí nghị lực, khả năng tồn tại của con người.
* Bàn luận:
- Trong cuộc sống, con người phải đối đầu với nhiều khó khăn thử thách, thậm chí những thử thách đó vô cùng nghiệt ngã. Và khi không có ý chí, thiếu niềm tin thì con người dễ buông xuôi, đầu hàng hoàn cảnh, thất vọng, tuyệt vọng hoặc bị hủy diệt (đi tìm
- Vì sao Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại?
+ Trong cuộc sống con người thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn mà bản thân con người là nhân vô thập toàn. Vì vậy trước bất cứ khó khăn nào ta cũng nản chí, bỏ cuộc, buông xuôi, bất lực ..thì đó chỉ là những phản ứng tiêu cực càng khiến cuộc sống tẻ nhạt không có mục đích, ý nghĩa, tương lai.
+ Nếu ta bị đánh bại trước khó khăn chính ta là người thiếu chín chắn, nông nổi, mù quáng, đớn hèn… có sống chỉ là sống mờ nhạt, vô nghĩa đời thừa.
- Làm thế nào để không thể bị đánh bại?
+ Bình tĩnh, tỉnh táo, phân tích nguyên nhân vì sao mình bị thất bại. + Phải có ý chí nghị lực vươn lên, khắc phục thất bại.
+ Luôn có niềm tin, lòng lạc quan vào bản thân vào cuộc sống vào tương lai. - Mở rộng, lật lại vấn đề:
Con người bị đánh bại đau đớn nhất là thất bại trước bản thân mình, đó là thất bại thảm hại nhất.
* Bài học, liên hệ bản thân: Rút ra những bài học liên hệ sâu sắc, có ý nghĩa nhất.
Sử dụng kiến thức xã hội để làm sáng tỏ vấn đề, đặt cơ sở nền tảng để đưa vào thực tế cuộc sống, chúng tôi đánh giá đó là khâu quan trọng vừa thể hiện khả năng nắm bắt kiến thức bao quát, vừa chứng minh khả năng tư duy sáng sủa, mạch lạc của học sinh. Thực tế chứng minh, ở những bài làm tốt học sinh đã thể hiện kiến thức xã hội sâu rộng, bàn luận lô-gic, chặt chẽ, lớp lang, khúc triết. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy học sinh có rât nhiều hạn chế nhưng có thể quy về hai lỗi cơ bản sau:
- Bàn luận dàn trải không tập trung vào vấn đề, không có luận điểm; - Bàn luận lệch hướng, còn sơ sài, thiếu ý.