Cách làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống:

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 47 - 49)

- Mỗi người hãy tự làm cho mình và mọi người xung quanh không phải là Bêlicốp, người trong bao, xã hội sẽ không còn người trong bao

b. Cách làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống:

Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh cần phải có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế được tích luỹ trong quá trình học tập, quan sát trải nghiệm của bản thân, đặc biệt vốn kiến thức tiếp thu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ sách báo. Chẳng hạn muốn bài luận về hiện tượng ô nhiễm môi trường, học sinh cần biết: thực trạng môi trường đang bị ô nhiễm ra sao, có những kiến thức thực tế về môi trường bị ô nhiễm; hay khi bàn nghị luận về vấn đề an toàn giao thông người viết cần hiểu rõ thực trạng về tai nạn giao thông, nắm bắt được những thông tin mang tính thời sự của hiện tượng. Thông thường, một bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi - hại, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. Cho nên cấu trúc chung về nội dung thường là:

* Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung. * Thân bài:

- Giải thích hiện tượng - Bàn luận:

+ Nêu biểu hiện của hiện tượng

+ Phân tích vai trò, tác dụng và ý nghĩa của hiện tượng + Lý giải nguyên nhân (nếu có)

+ Biện pháp nhân rộng hiện tượng + Bài học rút ra cho bản thân - Mở rộng, lật lại vấn đề

* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa, lời nhắn nhủ hoặc kêu gọi. HIỆN TƯỢNG TIÊU CỰC

* Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung. * Thân bài:

- Giải thích hiện tượng được đưa ra (chảy máu chất xám, hiến máu nhân đạo, nạn nhân chất độc da cam, bạo lực gia đình…)

- Phân tích hiện tượng: Thực trạng (dẫn chứng) Nguyên nhân

Hậu quả (dẫn chứng). Giải pháp khắc phục

- Trách nhiệm của mỗi người, liên hệ bản thân.

* Kết bài: Đưa ra kết luận xác đáng (khẳng định những mặt tích cực đối với xã hội, với cộng đồng; phủ định những mặt tiêu cực làm ảnh hưởng đến đời sống văn minh, tiến bộ), đưa ra những phương châm hành động phù hợp.

Dựa trên cấu trúc đó học sinh xây dựng luận điểm, biết cách lập luận, xây dựng mối liên hệ lô gích giữa luận điểm với lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc. Về hình thức bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ. Diễn đạt phải chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là ở phần nêu

sống, học sinh phải nêu được suy nghĩ chân thực của mình, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, tránh lối viết sáo rỗng, công thức, vay mượn. Qua thái độ, ý kiến đó, người viết phải bộc lộ được lòng nhiệt thành xây dựng, vun đắp cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, lên án, phê phán các hiện tượng trái với tự nhiên, có hại cho xã hội, đất nước và văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Phạm vi đề tài của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống rất rộng, hơn nữa trước mỗi vấn đề lại có thể có nhiều cách hỏi khác nhau, những dạng đề khác nhau. Đề bài phần lớn là dạng đề mở nên khi làm bài, học sinh cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận) và các phương thức biểu đạt.

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w