Nếu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là hiện tượng đời sống: học sinh có thể bàn luận về vấn đề đó theo trình tự:

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 54 - 57)

có thể bàn luận về vấn đề đó theo trình tự:

+ Giải thích (nếu cần). Với những vấn đề xã hội được diễn đạt bằng những từ ngữ, hình ảnh ít nhiều mang nghĩa ẩn dụ, biểu tượng hoặc có nhiều cách hiểu thì người viết cần giải thích nội dung của những từ ngữ đó trước khi tiến hành bàn luận vấn đề.

+ Bàn luận vấn đề: Soi chiếu vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trên các phương diện khác nhau để nhìn nhận cả mặt đúng đắn (chính đề) hoặc chỗ chưa đầy đủ, thuyết phục của nó (phản đề).

- Nếu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là hiện tượng đời sống: học sinhcó thể bàn luận về vấn đề đó theo trình tự: có thể bàn luận về vấn đề đó theo trình tự:

+ Giải thích (nếu cần)

+ Bàn luận: Làm rõ về hiện tượng thông qua biểu hiện của hiện tượng, ý nghĩa của hiện tượng (tích cực hay tiêu cực), cắt nghĩa nguyên nhân của hiện tượng và rút ra những bài học có ý nghĩa giải pháp để khắc phục hiện tượng tiêu cực hoặc nhân rộng hiện tượng tích cực ...

* Đánh giá, nhìn nhận nét ổn định hoặc chuyển biến của vấn đề xã hội từ tác

phẩm văn học đến cuộc sống.

Để bài viết được sâu sắc, toàn diện; sau khi bàn luận về vấn đề xã hội thì người viết nên có cái nhìn đối sánh về nội dung xã hội được đề cập trong tác phẩm văn học và hiện thực cuộc sống hiện nay. Chỉ ra nét ổn định và biến đổi của vấn đề; lý giải nguyên nhân của nét ổn định và biến đổi đó (do hoàn cảnh, điều kiện xã hội, cái nhìn riêng của tác giả ...)

2.3.5.3. Khắc phục lỗi trong kĩ năng giải thích, cắt nghĩa vấn đề

Trong kiểu bài nghị luận xã hội, giải thích thường là bước đầu tiên và là khâu quan trọng của bài viết. Giải thích giúp học sinh tìm được vấn đề nghị luận và bàn sâu về vấn đề. Đặc biệt, đối với đề văn nghị luận xã hội dành cho học sinh giỏi văn, giải thích để tìm ra được vấn đề bàn luận có ý nghĩa tiên quyết. Giải thích nhằm trả lời các câu hỏi: Đề bàn

về vấn đề gì? Vì sao lại có vấn đề đó?...từ đó đưa đến nhận thức sâu sắc và toàn diện về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu đối với phần giải thích là học sinh cần nắm chắc những kiến thức cơ bản và vận dụng phù hợp trong quá trình giải thích. Trong phần giải thích chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa, tránh giải thích quá nhiều từ ngữ dẫn đến lan man, cần tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó nhưng không lạc sang phần bình luận vấn đề.

Thao tác lập luận giải thích cần trải qua các bước cụ thể:

Bước thứ nhất: Giải thích cắt nghĩa từ ngữ, hình ảnh, khái niệm, cách diễn đạt... mang chứa vấn đề nghị luận được đặt ra ở đề bài.

Bước thứ hai: Giải thích khái quát nội dung, ý nghĩa của nhận định trong đề bài. Trên cơ sở đó xác định được chính xác vấn đề cần bàn luận. Đây là bước quan trọng vì có xác định trúng vấn đề cần nghị luận thì mới bàn luận được vấn đề và chỉ khái quát vấn đề ngắn gọn trong một câu văn. Ở phần giải thích, học sinh cần mở rộng biên độ của nó để hình thành hệ thống ý cho phần bàn luận vấn đề.

Phần giải thích không có khuôn mẫu cố định cho tất cả các đề nghị luận xã hội. Học sinh cần linh hoạt, tùy theo yêu cầu của từng đề mà có cách giải thích phù hợp. Tuy nhiên cách giải thích nên đi từ cụ thể đến khái quát và chốt lại vấn đề cần nghị luận.

Ví dụ: Nhà văn Kim Lân trong một cuộc trò chuyện với nhà thơ Bế Kiến Quốc đã

phát biểu: Văn hóa là phải thuộc về một xã hội đang sống, chứ không phải cái gì cố định. Văn hóa, hoặc như ta nói, đất lề quê thói không phải một lúc mà có, cũng không phải một lúc mà đã mất được. (Báo Văn nghệ - Số 34, ra ngày 22/8/1998 - Trang 13)

Câu nói trên gợi cho anh (chị ) suy nghĩ gì? (Đề đề xuất HSG cấp tỉnh 2013)

Học sinh cần giải thích các từ ngữ: Văn hóa là một khái niệm rộng, chỉ tổng thể chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ được trong tiến trình lịch sử. Tổng thể đó bao trùm mọi lĩnh vực đời sống: khoa học kĩ thuật, các ngành nghệ thuật (văn học, âm nhạc, hội hoạ…), đời sống tâm linh (tôn giáo, tín ngưỡng…), đời sống tâm hồn (thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ…).

Từ đó học sinh khái quát vấn đề cần nghị luận: Văn hoá (đất lề quê thói) hình thành trong quá trình lịch sử, nó không đứng yên mà luôn vận động, phát triển. Đó không phải cái hình thành vào thời kì định hình mà là cái ổn định dần (Trần Đình Hượu). Văn hoá không dễ dàng có được cũng không dễ dàng mất đi.

2.3.5.4 . Khắc phục lỗi trong kĩ năng bàn luận vấn đề

Bàn luận vấn đề trong văn nghị luận xã hội là bàn bạc và đánh giá về sự đúng, sai, hay dở, lợi hại của các vấn đề xã hội như tình yêu, sự tử tế, ô nhiễm mối trường, người truyền cảm hứng... Trong bài nghị luận xã hội, bàn luận vấn đề chính là phần thân bài. Phần bàn luận thường trải qua các bước như sau:

Bước thứ nhất: Học sinh cần khẳng định quan điểm. Tùy theo cách hỏi của đề, học sinh cần khẳng định tính chất đúng, sai, tốt, xấu... của vấn đề cần nghị luận một cách khách quan, trung thực.

Bước thứ hai: Cần lí giải vì sao lại nói như vậy? Biểu hiện của vấn đề đó?... Tại sao lại như vậy?...bằng những lí lẽ và dẫn chứng. Cần nhìn nhận vấn đề xã hội ấy từ nhiều quan hệ mới thấy hết tính chất, ý nghĩa của vấn đề, tránh cái nhìn thiên lệch, áp đặt.

Ví dụ: Nhà văn Kim Lân trong một cuộc trò chuyện với nhà thơ Bế Kiến Quốc đã

phát biểu: Văn hóa là phải thuộc về một xã hội đang sống, chứ không phải cái gì cố định. Văn hóa, hoặc như ta nói, đất lề quê thói không phải một lúc mà có, cũng không phải một lúc mà đã mất được. (Báo Văn nghệ - Số 34, ra ngày 22/8/1998 - Trang 13)

Câu nói trên gợi cho anh (chị ) suy nghĩ gì? (Đề đề xuất HSG cấp tỉnh 2013)

* Học sinh có thể khẳng định đây là ý kiến đúng đắn. Và đi trả lời câu hỏi: sao

văn hóa là phải thuộc về một xã hội đang sống…không phải một lúc mà có, cũng không phải một lúc mà đã mất được?

- Văn hoá có vai trò quan trọng trong đời sống:

+ Văn hoá là thước đo trình độ văn minh của mỗi con người, mỗi quốc gia. + Văn hoá làm nên nhân cách con người, cốt cách của dân tộc.

- Bản sắc văn hoá dân tộc (nét riêng, độc đáo của mỗi quốc gia) không phải một lúc mà có. Nó được hình thành trong điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử nhất định. Đó là cái đã lắng đọng, đã ổn định, được thế giới thừa nhận.

* Tiếp đến bàn luận mở rộng vấn đề:

- Nếu một dân tộc đánh mất bản sắc văn hoá, nếu con người sống vô văn hoá thì xã hội sẽ như thế nào?

- Thực trạng lai căng về văn hoá, thiếu văn hoá trong giao tiếp ứng xử trong đời sống xã hội hiện nay.

- Cần phải làm thế nào để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc? + Đảng và nhà nước cần có chính sách bảo tồn các giá trị văn hoá.

+ Các địa phương, các tổ chứ xã hội chú trọng đến các hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá của địa phương mình.

+ Mỗi cá nhân luôn có ý thức sống có văn hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc từ những việc nhỏ nhất…

2.3.5.5. Khắc phục lỗi về diễn đạt, trình bày bài văn

Để khắc phục lỗi này, chúng tôi thường hướng dẫn học sinh chia tách ý rõ ràng, cách liên kết đoạn văn, chuyển ý, chuyển đoạn sao cho nhịp nhàng…Muốn làm được điều đó chủ yếu HS chú ý tới việc dùng từ ngữ, câu để liên kết:

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 54 - 57)