Bàn luận lệch hướng, bàn luận sơ sài, thiế uý do không xác định đúng, trúng vấn đề nghị luận

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 32 - 35)

- Mỗi người hãy tự làm cho mình và mọi người xung quanh không phải là Bêlicốp, người trong bao, xã hội sẽ không còn người trong bao

b. Bàn luận lệch hướng, bàn luận sơ sài, thiế uý do không xác định đúng, trúng vấn đề nghị luận

nghị luận

Từ thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi nhận thấy đây cũng là lỗi thường gặp của học sinh. Do hiểu chưa đầy đủ ý nghĩa của vấn đề xã hội (được đặt ra qua một ý kiến, đoạn thơ hoặc một câu chuyện nhỏ) nên phần triển khai ý các em còn thiếu hoặc lệch hướng. Mà đây lại là phần trọng tâm, chứa sức nặng của bài viết. Do đó, dù bài viết có diễn đạt hấp dẫn thì cũng chưa đủ độ sâu sắc để thuyết phục người đọc.

Thường có hai trường hợp xảy ra: thứ nhất, bàn luận lệch hướng là do nhận thức vấn đề không trúng ngay từ khâu nhận diện đề và giải thích vấn đề; thứ hai, giải thích đúng nhưng bàn luận sơ sài, thiếu ý là do chưa hiểu hết vấn đề, chưa soi thấu vấn đề ở các khía cạnh. Dù rơi vào trường hợp nào thì khi đã lệch hướng hay thiếu ý thì bài viết cũng không đạt yêu cầu và khả năng dẫn đến đưa dẫn chứng sai lệch là điều chắc chắn.

- Bài viết của HS (trích dẫn nguyên văn phần bàn luận):

Sự tự nhận thức trước tiên là nhận thức được những thứ xung quanh mình. Tuy nhiên không chỉ vậy, việc đó sẽ giúp tìm tòi, khai phá thế giới. Có những sự vật hiển nhiên ngay trước mắt ta nhưng vẫn còn rất nhiều thứ đang chờ ta khám phá ngoài kia. Ngày xưa, từ thuở khai thiên lập địa, nếu con người không đi khai phá những vùng đất mới, những tài nguyên còn ấn sâu dưới lòng đất thì liệu bây giờ ta có được hưởng trái ngọt? Bên cạnh đó, khám phá về địa chất phải đi đôi với sự khai phá về văn hóa. Điệu nhảy Flamenco của Tây Ban Nha, những bước khiêu vũ, nghệ thuật ca trù nổi tiếng của Việt Nam đều là điển hình cho những đỉnh cao văn hóa mà con người sáng tạo ra. Bởi bộ não con người là hữu hạn so với tri thức nhân loại nên cần phải có ý thức tự giác khám phá và nhận thức. Sự tự nhận thức đó còn giúp con người mở mang hiểu biết, nâng cao cái nhìn với thế giới và nhận ra sự bí ẩn của những thứ chưa được khai phá. Ta sẽ luôn luôn phải tự đặt ra câu hỏi rằng còn điều gì nhân loại chưa tìm ra nữa để từ đó thấy rõ được trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào kho tàng tri thức vô tận của loài người. Và đôi khi để khám phá ra cái mới là khó nhưng để mọi người công nhận nó còn khó hơn. Khi Ga-li-lê tìm ra thuyết nhật tâm chứng minh trái đất quay quanh mặt trời thì đã có rất nhiều người phản đối ông, thậm chí họ còn định đưa ông vào trại thương điên. Để mọi người công nhận nó, Ga-li-lê đã phải trải qua bao đắng cay cũng như tủi nhục. Từ đó ta thấy được việc tự nhận thức không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Hơn nữa, sự tự nhận thức mà không chỉ tìm tòi, khám phá ra, con người có thể nâng cao và phát triển nó lên. Như trước Nguyễn Du đã có rất nhiều người sáng tác bằng ngôn ngữ Nôm lên đến đỉnh cao thì chẳng ai khác ngoài đại thi hào của dân tộc ta. Tất cả những đỉnh cao, những thành công của mỗi cá nhân đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại. Hàng loạt các phát minh vĩ đại như điện nguyên tử của hai vợ chồng nhà Marie, bóng đèn điện của Edison...đã góp phần vào sự phát triển đó. Sự tự nhận thức giúp con người nâng cao giá trị của bản thân mình, ngoài ra còn thấy được ý thức công dân – đóng góp cho sự phát triển chung của mỗi người.

Sự tự nhận thức đem lại rất nhiều vào sự thành công của mỗi người vậy nên ta cần rèn luyện và phát huy khả năng này. Mặt khác, không phải lúc nào ta cũng có thể tự nhận

Edison thì không thể không nhắc đến vai trò của người mẹ. Tuy nhiên, ta vẫn không thể phủ nhận được những lợi ích của việc tự nhận thức. Nếu xã hội chỉ toàn những kẻ muốn nằm ăn sẵn, “há miệng chờ sung” đợi thành quả mà người khác mang lại thì sẽ khiến xã hội trì trệ, chậm phát triển. Chỉ khi biết cống hiến cho tài sản chung của nhân loại thì ta mới được ý nghĩa của cuộc sống này.

Phần bàn luận trong bài viết trên của HS mới chỉ tập trung vào luận điểm tự nhận thức cuộc sống bên ngoài, bàn luận còn chung chung, lệch hướng, chưa xoáy vào trọng tâm vấn đề là tự nhận thức bản thân mình. Thiếu ý: biểu hiện của tự nhận thức; Tự nhận thức bản thân ở những khía cạnh nào? Vai trò, ý nghĩa, tác dụng của tự nhận thức bàn luận còn sơ sài, lấy dẫn chứng chưa thật sát và chưa bật rõ luận điểm. Có thể tham khảo những gợi ý sau trong phần bàn luận:

GỢI Ý PHẦN BÀN LUẬN:

* Khẳng định vấn đề: Tự nhận thức là vấn đề quan trọng, là phương châm sống cho mỗi người.

* Biểu hiện của Tự nhận thức

- Sự vỡ ra, sự bừng tỉnh về một vấn đề nào đó mà bấy lâu nay con người ta không nhận ra.

- Cảm thấy xấu hổ về bản thân cũng là một biểu hiện của sự tự nhận thức. - Nỗi ân hận khi hiểu ra một điều gì đó quá muộn màng.

* Người ta có thể tự nhận thức về bản thân ở những khía cạnh nào?

- Nhận thức về khả năng: giới hạn của bản thân con người mình. Những cái có thể làm được và không làm được. Làm tốt và làm không tốt.

- Nhận thức về tính cách: Nông nổi hay sâu sắc, kín đáo. Bình tĩnh hay nôn nóng. Có khả năng kiềm chế hay không có khả năng kiềm chế.

- Nhận thức về vai trò, giá trị của bản thân trong mối quan hệ với mọi người xung quanh: có ý nghĩa hay không có ý nghĩa. Quan trọng hay không quan trọng .

* Vai trò, ý nghĩa, tác dụng của tự nhận thức: Từ những vấn đề trên, đánh giá như thế nào về tự nhận thức:

- Đó là dấu hiệu nói lên sự trưởng thành của con người: trưởng thành trong nhận thức; trưởng thành trong nhân cách, tâm hồn.

=> Khi vấn đề tự nhận thức trở thành một nhu cầu của bản thân thì có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hoàn thiện con người.

- Con người biết tự nhận thức là con người luôn biết rõ khả năng, những giới hạn của bản thân: không ảo tưởng, không ngộ nhận => Biết tự đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu phù hợp. Chọn cho mình một hướng đi phù hợp.

- Khi con người ý thức rõ về bản thân (điểm mạnh, điểm yếu) -> có ý thức điều chỉnh hành vi ứng xử của mình, hạn chế tối thiểu những nhược điểm và phát huy các ưu điểm của mình => thành công trong cuộc sống.

2.3.4.5. Lỗi về kĩ năng bàn luận vấn đề

Diễn đạt, trình bày, hoàn thiện bài văn là bước thực thi kế hoạch làm bài đã được vạch ra từ dàn ý; cũng là chỗ thể hiện rõ nhất năng lực ngôn ngữ của học sinh, quyết định chất lượng của bài viết. Với bất kì dạng đề văn nào, giáo viên cũng cần chú ý đến khâu rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày cho học sinh. Từ việc rèn kĩ năng thực hiện bài văn theo bố cục ba phần: Mở, Thân, Kết với yêu cầu về nội dung, hình thức của từng phần; đến việc rèn những thao tác, kĩ năng cụ thể như viết câu, dựng đoạn, liên kết – chuyển ý giữa các câu, các đoạn; cách mở rộng, nâng cao vấn đề…

Trong phạm vi của chuyên đề này, chúng tôi không có điều kiện cụ thể hóa tất cả các lỗi về diễn đạt và hoàn thiện một bài văn; mà chỉ nêu lên một số lỗi diễn đạt, lỗi trong trình bày bải văn có ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện kiểu bài Nghị luận về vấn đề xã hội.

Với dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội, cái khókhông chỉ nằm ở chỗ cần xác định được vấn đề xã hội và lập ý sao cho chặt chẽ, khoa học; mà còn ở khâu diễn đạt. Để có một bài nghị luận thuyết phục, học sinh cần biết cách sử dụng câu chữ, hành văn để kết nối các nội dung một cách uyển chuyển, nhuần nhuyễn. Cần tránh tình trạng bài viết hời hợt, khô khan khi bàn luận về vấn đề xã hội. Với học sinh giỏi, càng cần có khả năng nhấn - lướt phù hợp, chọn lọc ý khi trình bày; biết cách để thể hiện quan điểm, chủ kiến của mình về vấn đề bàn luận một cách tinh tường, sắc sảo. Do đó, khi thực hiện rèn kĩ năng làm văn cho học sinh; chúng tôi đặc biệt quan tâm đến kĩ năng diễn đạt mở bài, thân bài, kết bài và kĩ năng chuyển ý, chuyển đoạn.

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 32 - 35)