2.3.5.2. Khắc phục lỗi để kiến thức nghị luận văn học lấn át nghị luận xã hội
Trong kiểu bài nghị luận xã hội, đối tượng trực tiếp đề bài yêu cầu bàn luận là một vấn đề xã hội, kể cả dạng để nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học thì vẫn là kiểu bài nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học; tác phẩm văn học chỉ đóng vai trò là phạm vi, xuất xứ của vấn đề xã hội được yêu cầu bàn luận trong đề bài. Về điều này, sách giáo viên Ngữ văn 12 (Nâng cao) đã lưu ý như sau: “Nhiều người nhầm dạng đề này là nghị luận văn học, vì đề có liên quan đến tác phẩm văn học. Đúng là dạng đề này liên quan và xuất phát từ tác phẩm văn học, những tác phẩm văn học chỉ là “cái cớ” khởi đầu. Mục đích chính của dạng đề này vẫn là yêu cầu người viết bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội, đạo lí, tư tưởng, nhân sinh… Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học mà luận bàn, kiến giải. Trong trường hợp này, tác phẩm văn học chỉ được khai thác về giá trị nội dung, tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy”. [16]. Như vậy, có thể xem Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một kiểu bài đặc biệt, có tính chất giao thoa giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội, để thực hiện nó, để khắc phục loại lỗi này, người viết cùng lúc cần huy động cả kiến thức văn học và kiến thức xã hội, kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng làm văn.
Để nhận diện được các dạng đề ra cụ thể chúng tôi cho rằng: có ba căn cứ để phân biệt các đề thuộc kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Đó là: Nội dung nghị luận; Hình thức,cách hỏi của đề bài và Đặc điểm của tác phẩm văn học được lấy làm cơ sở để ra đề. Cụ thể:
- Về hình thức đề ra: Đề bài có thể trực tiếp đưa ra một vấn đề xã hội nào từ tác phẩm văn học cho học sinh bàn luận hoặc yêu cầu học sinh tự rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội từ tác phẩm để luận bàn.
- Về đặc điểm của tác phẩm văn học được lấy làm cơ sở để ra đề: Tác phẩm văn học chứa đựng vấn đề xã hội (là nội dung nghị luận) có thể là một đoạn trích/ một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm được học trong chương trình hoặc một đoạn trích/ một tác phẩm ngoài chương trình.
Đối với việc dạy của giáo viên, vấn đề đặt ra là không biết căn cứ vào đâu để hình thành một phương pháp rèn kĩ năng làm kiểu bài này thật hiệu quả, khoa học cho học sinh và làm sao để tránh được khuynh hướng xã hội hóa dung tục khi phân tích một tác phẩm văn học. Còn đối với học sinh, hiện nay còn nhiều em chưa phân biệt được đây là đề nghị luận văn học hay nghị luận xã hội; nhiều em không biết cách triển khai vấn đề khi làm bài, chủ yếu thực hiện đề bài một cách bản năng, đi phân tích sâu, kĩ vấn đề trong tác phẩm văn học. Để khắc phục lỗi này, HS cần chú ý trong các bước sau:
* Tìm hiểu đề là bước đầu tiên nhưng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình làm văn; chính thao tác đầu tiên này sẽ quyết định bài viết của học sinh có được triển khai hợp lí, hiệu quả hay không. Do đặc điểm của kiểu bài Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học thường hướng tới kiểm tra năng lực phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, phân tích và luận bàn về vấn đề đó; nên trong khâu tìm hiểu đề học sinh cần thiết trả lời được các câu hỏi: Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì ? Đâu là nội dung nghị luận quan trọng nhất ? Vấn đề nghị luận thuộc phạm vi nào? Có bao nhiêu ý cần triển khai ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?Cần sử dụng những thao tác lập luận nào để thực hiện yêu cầu của đề bài … Để học sinh thực hiện tốt bước tìm hiểu đề, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho các em kinh nghiệm đọc đề, phân tích và xác định yêu cầu của đề theo trình tự hợp lí.
Việc Đọc là cơ sở để Hiểu yêu cầu của đề bài nhưng thực tế các em học sinh thường rất qua loa khi đọc đề, dẫn đến tình trạng xác định sai vấn đề nghị luận hoặc không xác định được yêu cầu cơ bản. Giáo viên cần lưu ý học sinh đọc kĩ đề, chú ý từ hình thức đến nội dung của đề (thể hiện qua câu chữ, cách diễn đạt, những yêu cầu cụ
những cách diễn đạt nhằm nhấn mạnh ý, những cách nói bóng bẩy, nhiều nghĩa... Với một đề bài có nhiều thông tin được diễn đạt bằng nhiều câu, nhiều vế; học sinh cần biết chia tách đối tượng để tìm hiểu từng nội dung cụ thể, nhìn nhận mối tương quan giữa các nội dung và khái quát để thấy được yêu cầu chung của đề.
Xét các đề bài ví dụ dưới đây:
Đề 1. Phải chăng hiện tượng người trong bao không chỉ có trong truyện ngắn của
Sê-khốp mà đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội ngày nay ?
Đề 2. Từ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, anh
(chị) có cảm nghĩ và suy tư gì về mối quan hệ giữa cuộc sống nghèo khó và tình trạng bạo lực gia đình trong xã hội hôm nay ?
Tiếp xúc với các đề bài trên, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc kĩ từng câu chữ, cách diễn đạt trong đề rồi rút ra nhận xét về hình thức và nội dung của từng đề. Cụ thể:
Ở đề 1, cấu trúc “Phải chăng…” là một câu hỏi tu từ, mục tiêu nhấn mạnh và khơi gợi suy ngẫm của học sinh về sự xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng người trong bao trong xã hội. Do đó, dù đề không trực tiếp đưa ra yêu cầu nghị luận thì học sinh vẫn cần xác định để làm bài cần phân tích, bình luận, thể hiện những đánh giá, kiến giải của bản thân về hiện tượng xã hội trên. Để luận bàn, học sinh lấy tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp làm cơ sở để lí giải thế nào là người trong bao; từ đó soi chiếu vào hiện thực cuộc sống để đưa ra những đánh giá, luận bàn về lối sống trong bao.
Ở đề 2, cần chú ý đến cấu trúc “Từ… anh (chị) có cảm nghị và suy tư gì về …” để thấy đề bài đã cụ thể hóa yêu cầu: Từ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để luận bàn về những vấn đề xã hội cụ thể. Học sinh cũng quan tâm đến những từ ngữ quan trọng, thể hiện yêu cầu nghị luận, trong đó cần đặc biệt chú ý đến cụm từ “mối quan hệ giữa cuộc sống nghèo khó và tình trạng bạo lực gia đình trong xã hội”. Vì đề bài không chỉ yêu cầu nhìn nhận, đánh giá về hai nội dung xã hội là “cuộc sống nghèo khó” và “tình trạng bạo lực gia đình” trong xã hội hiện nay; mà đòi hỏi học sinh nêu quan điểm về mối quan hệ tác động qua lại giữa hai hiện tượng xã hội đó.
* Làm rõ vấn đề xã hội được đề cập trong tác phẩm văn học:
- Nếu đề bài đã chỉ rõ yêu cầu nghị luận về một vấn đề xã hội cụ thể đặt ra trong tác phẩm văn học thì cần sơ lược giới thiệu, phân tích về biểu hiện của vấn đề xã hội đó trong tác phẩm văn học. Có thể dựa vào những câu hỏi dưới đây để tư duy, sắp xếp ý :
+ Vấn đề xã hội được nhắc đến trong tác phẩm như thế nào ? + Tác giả đã nhìn nhận, đánh giá về vấn đề xã hội đó ra sao ?
+ Cắt nghĩa, lý giải : cơ sở nào hình thành vấn đề xã hội đó trong tác phẩm (do bối cảnh lịch sử, do thực tế đời sống, do quan niệm của con người... ?)
- Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong một tác phẩm chưa được học hoặc chưa nêu cụ thể đó là vấn đề xã hội nào: cần thực hiện thao tác đọc hiểu văn bản tác phẩm văn học mà đề cho, để rút ra vấn đề xã hội cần nghị luận. Đây là một thao tác không đơn giản vì một tác phẩm văn học thường mở ra nhiều hướng tiếp nhận, có thể mỗi học sinh lại phát hiện, nhìn nhận, đánh giá về tác phẩm một cách khác nhau. Làm sao để việc rút ra vấn đề xã hội từ tác phẩm đó không rơi vào tình trạng phỏng đoán thiếu căn cứ hoặc sa vào khuynh hướng xã hội hóa, dung tục ; giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách thức thực hiện khâu đọc hiểu và rút ra vấn đề xã hội trong tác phẩm. Có thể dựa vào những câu hỏi dưới đây để tư duy, sắp xếp ý :
+ Tác phẩm (câu chuyện mi-ni/ bài thơ ngắn/ đoạn trích...) nói về nội dung gì ?
Để trả lời câu hỏi này, học sinh có thể dựa vào nhan đề của tác phẩm, các yếu tố nghệ thuật có tác dụng làm nổi bật nội dung như từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, các hình thức liên kết câu – liên kết đoạn văn ...
+ Tác phẩm/ đoạn trích đề cập đến những vấn đề xã hội nào ? Đâu là vấn đề xã hội cơ bản, liên quan đến yêu cầu của đề bài ? Vấn đề xã hội đó là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống ?
+ Tác giả có ngầm thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của mình về vấn đề xã hội được nhắc đến trong tác phẩm/đoạn trích đó hay không ?
* Nghị luận về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học (Làm rõ vấn
đề trong thực tế xã hội)
mà người viết sẽ tiến hành bàn luận về vấn đề đó theo trình tự nghị luận phù hợp với từng dạng bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hoặc Nghị luận về một hiện tượng đời sống.