Lỗi về kĩ năng viết kết bà

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 42 - 46)

- Mỗi người hãy tự làm cho mình và mọi người xung quanh không phải là Bêlicốp, người trong bao, xã hội sẽ không còn người trong bao

c. Lỗi về kĩ năng viết kết bà

Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn. Về cơ bản kết bài trong bài văn nghị luận về vấn đề xã hội cũng giống như cách kết bài trong các bài nghị luận khác. Tùy mục đích nghị luận, người viết có thể sử dụng một trong các cách kết bài sau đây:

- Kết bài bằng cách tóm lược: Là kiểu kết bài mà ở đó người viết tóm tắt quan điểm, tổng hợp những ý chính đã nêu ở thân bài. Cách kết bài này dễ viết hơn và thường được sử dụng nhiều hơn.

- Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn đề.

Trong thực tế chấm bài HS, chúng tôi nhận thấy: nhiều bài viết, kết bài còn khô khan, mang tính hô hào, khẩu hiệu, kết cho hoàn chỉnh bố cục ba phần của bài viết chứ chưa đáp ứng được yêu cầu viết kết bài phải tạo được dư ba, ấn tượng trong lòng người đọc. Điển hình là cách kết bài trong ví dụ nêu ở phần trên:

+ Sai lầm trong giáo dục, khi bốn chữ đó cất lên ta thường chỉ nghĩ đến nhà trường. Nhưng giáo dục còn nằm ở gia đình! Để không còn sai lầm trong giáo dục, không chỉ cần đường lối chính sách đúng đắn mà còn cần tình yêu thương, nhiệt huyết, tận tâm của thầy cô, lòng quyết tâm của mỗi người học trò…Muốn tương lai phát triển, hãy giáo dục bằng tình yêu thương, sự bảo ban tận tình.

+ Vẫn đề đó, cách kết bài theo cách viết của HS sau sẽ ấn tượng và để lại dư ba, nhẹ nhàng không hô hào khẩu hiệu:

Hãy cho đứa trẻ một quyển sách tốt, anh sẽ có một nhà lãnh đạo trong tương lai” (Lincoln). Giáo dục sẽ nâng đỡ con người, tạo ra một thế hệ tiềm năng bằng dịu dàng âu yếm, bằng dòng chữ mê say và tấm gương tuyệt vời. Giáo dục là sự sống, giáo dục sai lầm là sự hủy diệt. Xin đừng tạo ra sự hủy diệt đớn đau!

2.3.4.6. Lỗi trong lựa chọn dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận.

Trong kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội học sinh phải tự lựa chọn dẫn chứng để chứng minh, làm rõ vấn đề. Vì vậy, học sinh thường dễ mắc lỗi lựa chọn dẫn chứng để phân tích chứng minh cho vấn đề nghị luận. Thường gặp nhất là những trường hợp lỗi sau:

+ Dẫn chứng được học sinh lựa chọn chưa phải là tiêu biểu, chưa phải là minh chứng thuyết phục nhất cho vấn đề nghị luận được bàn tới.

+ Khi chứng minh, học sinh đưa ra quá nhiều dẫn chứng để phân tích, dẫn đến tình trạng “bánh đúc bày sàng”, dẫn chứng nào cũng phân tích chưa chạm được tới vấn đề, dẫn đến bài viết vừa hời hợt vừa rối rắm.

Nguyên nhân dẫn tới các lỗi sai vừa nêu là do học sinh chưa có kĩ năng lựa chọn dẫn chứng chứng minh hoặc là hạn chế trong trải nghiệm xã hội. Cho nên nhiều học sinh sẽ lúng túng trong lựa chọn dẫn chứng, lựa chọn theo cảm tính, thiên về những dẫn chứng mình yêu thích hay những dẫn chứng quen thuộc, lối mòn (Hồ Chủ Tịch, Nguyễn Ngọc Kí, Nick Vujicic...) mà chưa biết dẫn chứng đó có phù hợp hay không.

Khảo sát bài làm của học sinh, chúng tôi thấy các em vẫn mắc một số lỗi sau: - Chọn dẫn chứng thiếu xác thực, chưa toàn diện nên thiếu sức thuyết phục.

Ví dụ: Đề bài: Nhà thơ Nazim Hik met đã bày tỏ: “Nếu tôi không cháy lên, nếu

anh không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng”.

Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu nói trên? Học sinh đã chọn và phân tích dẫn chứng như sau:

“... và tôi chưa nhận ra xung quanh mình còn bao mảnh đời bất hạnh, đau đớn xin miếng ăn, bao nghịch cảnh tai ương ... Đó là khi tôi biết đến cô giáo Nguyễn Lữ Thu Hồng, cô giáo hay cười. Nụ cười ấy tươi tắn rạng rỡ đầy hạnh phúc. Nhưng đâu ai biết rằng cô đã mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác suốt 10 năm qua. Nụ cười ấy chính là sự tỏa sáng giữa buồn đau, nghịch cảnh, nụ cười ấy là ánh sáng của niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống để rồi căn bệnh quái ác, số phận nghiệt ngã ấy chỉ là cơ hội để cô sống hết mình, ngân nga những bài thơ cùng lời giảng hay tới những miền quê nghèo. Chẳng phải đó là sự tỏa sáng trong nghịch cảnh hay sao?”

Trong đoạn trên, học sinh chọn dẫn chứng phù hợp với vấn đề, cũng có thể coi là tiêu biểu, có tính giáo dục. Song, dẫn chứng thiếu thuyết phục vì chưa xác thực, thiếu những thông tin cụ thể, chính xác về cô giáo.

- Chọn dẫn chứng thiếu toàn diện: một vấn đề được triển khai thành nhiều ý, nhiều khía cạnh. Mỗi ý cần có dẫn chứng để minh họa. Nhưng nhiều học sinh thường lấy thiếu dẫn chứng, không đủ để chứng minh cho các ý. Hoặc có thể, trước một vấn đề nào đó, học

các em chỉ chọn một dẫn chứng, trong một lĩnh vực cũng chưa đủ căn cứ minh họa cho vấn đề.

Mắc lỗi này có thể do các em chưa bao quát hết dẫn chứng, hiểu biết còn hạn chế, cũng có thể quên do chưa ghi chú trước là cần lấy dẫn chứng nào. Trong quá trình làm bài, các em sẽ quên nên thiếu dẫn chứng.

- Chọn dẫn chứng chủ yếu trong các tác phẩm văn học: nhiều HS khi lấy dẫn chứng làm rõ vấn đề xã hội nhưng trong bài viết phần lớn lấy dẫn chứng trong văn học chỉ điểm một đến hai dẫn chứng trong đời sống xã hội.

Ví dụ: Đề bài : Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề Tự nhận thức.

... Nhận thức về vai trò, giá trị của bản thân trong mối quan hệ với mọi người xung quanh: có ý nghĩa hay không có ý nghĩa. Quan trọng hay không quan trọng. Ví dụ: Nguyễn Công Trứ từng tuyên bố: Vũ trụ nội mạc phi phận sự/ Trời đất cho ta một cái tài. * Biểu hiện của Tự nhận thức:

- Sự vỡ ra, sự bừng tỉnh về một vấn đề nào đó mà bấy lâu nay con người ta không nhận ra hoặc không nhận thức được: Ví dụ Đôi mắt, Chiếc thuyền ngoài xa.

- Cảm thấy xấu hổ về bản thân cũng là một biểu hiện của sự tự nhận thức: Nhân vật họa sĩ trong truyện ngắn Bức tranh phải rất cố gắng mới có đủ can đảm gặp lại người chiến sỹ thồ tranh cho mình năm xưa nay đã là người thợ cắt tóc. Hay cảm giác xấu hổ của chủ thể trữ tình trong trong bài thơ Ánh trăng: Trăng cứ tròn vành vạnh/Kể chi người vô tình.

- Nỗi ân hận khi hiểu ra một điều gì đó quá muộn màng: Tâm trạng của nhân vật tôi (ông giáo) trước cái chết đau đớn, dữ dội của Lão Hạc. Nỗi ân hận của đứa cháu trong Đò Lèn (Nguyễn Duy): Tôi đi lính lâu không về quê ngoại/ Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi/ Khi tôi biết thương bà thì đã muộn…

- Con người biết tự nhận thức là con người luôn biết rõ khả năng, những giới hạn của bản thân: không ảo tưởng, không ngộ nhận => Biết tự đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu phù hợp/ Chọn cho mình 1 hướng đi phù hợp. Như Nguyễn Tuân nhận ra sở trường của mình là tùy bút -> phát huy hết sở trường của mình thành cây tùy bút xuất sắc

(Tổng hợp những dẫn chứng học sinh chọn làm rõ luận điểm trong bài viết số 4 – HSGQG năm 2019 - 2020).

sống xã hội. Vì vậy tính thuyết phục của bài viết chưa cao. Với đề trên, HS có thấy lấy những dẫn chứng như: hoa hậu chuyển giới Hương Giang; sự chuyển đổi nghề sau khi nhận thức được sở trường, năng khiếu… của nhà báo Ngô Bá Lục…

2.3.5. Các biện pháp khắc phục lỗi trong bài làm của học sinh giỏi.

2.3.5.1. Khắc phục lỗi không xác định đúng dạng đề nghị luận XH

Để khắc phục lỗi này, cần trang bị những kiến thức cơ bản về cách làm từng dạng bài của Nghị luận xã hội

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 42 - 46)