Lỗi về kĩ năng viết thân bà

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 38 - 42)

- Mỗi người hãy tự làm cho mình và mọi người xung quanh không phải là Bêlicốp, người trong bao, xã hội sẽ không còn người trong bao

b. Lỗi về kĩ năng viết thân bà

Thân bài là phần trọng tâm của bài văn. Nhiệm vụ của phần thân bài là triển khai đầy đủ và chi tiết hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ luận đề. Khi thực hiện thân bài, học sinh cần biết cách chia tách thành nhiều đoạn văn và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lí. Trong đó, mỗi đoạn văn là sự triển khai hoàn chỉnh một nội dung đã được xác định từ khi lập dàn ý. Bám sát dàn ý để viết thân bài là kĩ năng học sinh đã được rèn luyện khá nhiều. Nhưng trong thực tế chấm bài HSG, chúng tôi nhận thấy HS hay mắc lỗi về cách liên kết (chuyển ý, chuyển đoạn) trong kĩ năng viết phần thân bài.

Bài văn là một thể thống nhất, hoàn chỉnh được tạo nên bởi các phần, các đoạn, các câu. Do đó giữa các phần, các đoạn, các câu cần có sự kết dính với nhau vì nếu không có

kết. Trong đó liên kết các câu văn, đoạn văn là một thao tác quan trọng. Bên cạnh đó, liên kết các đoạn trong bài nghị luận về vấn đề xã hội cũng là kĩ năng đòi hỏi học sinh rèn luyện nhiều. Trong bài văn, vị trí quan trọng cần liên kết thường tập trung ở vị trí: giữa 3 phần bố cục của bài là Mở - Thân - Kết và giữa các đoạn (các luận điểm) trong phần thân bài.

Dựa trên thực tế chấm bài HSG, chúng tôi nhận thấy những lỗi sau: b.1. Lỗi trong kỹ năng trình bày đoạn văn (tách đoạn):

Kiến thức về đoạn văn học sinh đều được trang bị từ cấp THCS. Đặc điểm về hình thức và nội dung của nó các em đều nắm được. Dấu hiệu nhận biết hình thức đoạn văn là đầu đoạn viết lùi vào một chữ, kết thúc là dấu chấm xuống dòng, nội dung đoạn văn là trình bày một ý tương đối hoàn chỉnh. Ngoài phần mở bài, kết luận thì thân bài sẽ được triển khai theo một số ý (luận điểm). Mỗi luận điểm sẽ được trình bày bằng một đoạn văn. Điều này sẽ làm cho bài viết có tính khoa học, ý rõ ràng hơn, người đọc dễ dàng nắm bắt ý mà không bị sót ý. Tuy nhiên, cá biệt, vẫn có em HSG, học sinh trong đội tuyển không chú ý nên có một số ý không được tách thành các đoạn rõ ràng. Vì vậy, sẽ có những đoạn văn lê thê.

Ví dụ: Đề bài: Nhà thơ Nazim Hik met đã bày tỏ: “Nếu tôi không cháy lên, nếu

anh không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng”.

Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu nói trên?

Phần thân bài, một học sinh đã viết liền mạch như sau:

Tôi cháy lên”, “anh cháy lên”, “chúng ta cháy lên” để cùng nhau biến “bóng tối” thành “ánh sáng” chói lóa hấp dẫn kia. Sống hết mình, dám tỏa sáng sẽ giúp cho con người ta thể hiện được tài năng, khẳng định giá trị của bản thân mình. Mỗi con người là một dải ngân hà, ẩn chứa biết bao điều bí ẩn, những điều mà chỉ khi ta đào sâu, tìm tòi để rồi mài dũa, rèn luyện mới trở thành hạt ngọc trân quý. Cuộc đời này rộng lớn đến thế, như bầu trời đêm có hàng triệu vì sao. Nếu ta không thể là vì sao sáng nhất thì ta có thể là ngôi sao cháy sáng hết mình. Khi đã dám sống hết mình, ta sẽ tìm thấy thật nhiều ý nghĩa, những điều kỳ diệu và hạnh phúc. Ta sẽ trân quý những thành quả mà

không ủy mị mà ngay lập tức chờ đón một điều khác sẽ đến. Vì niềm tin “khi một cánh cửa khép lại, cánh cửa khác sẽ mở ra” luôn luôn rực cháy trong lòng. Cháy hết mình như ngọn nến đỏ kia, dẫu biết rằng khi cháy lên, sáng mãi sẽ là kết thúc nhưng nó vẫn sẵn sàng để tỏa sáng, đẩy bóng tối để ánh sáng hiện lên. Một vật vô tri vô giác lại có suy nghĩ cao đẹp và sâu sắc, vậy cớ sao chúng ta - những con người với sự phát triển của ý thức, nhận thức lại không sống như những ngọn nến đã dám sống? Sống tỏa sáng không chỉ đem lại thành công, biến khó khăn kia thành cơ hội mà còn là chiếc dĩa thần kỳ khiến đau đớn trở thành hạnh phúc. Dám sống hết mình, ta sẽ không cảm thấy hổ thẹn với đời, với người. Mỗi con người khi sinh ra đều có nhiệm vụ phải hoàn thành. “Cháy lên” cũng là điều bắt buộc. Nếu như ai ai cũng cố gắng còn chính mình le lói, nhạt nhòa thì hẳn trái tim kia sẽ đau đớn và tủi hổ. “Cháy lên” để một ngày mai không hối tiếc. “Cháy lên” như những chiến sĩ hy sinh cả đời mình cho hòa bình Tổ quốc. “Cháy lên” như những ca sĩ cống hiến đem tiếng hát cho đời. “Cháy lên” như H’Hen niê - một cô gái dân tộc với nước da ngăm, mái tóc ngắn dám thể hiện hết mình để đạt được ngôi vị hoa hậu, đặt chân vào top 5 Miss Universe 2018. Một ngọn lửa bùng cháy lan tỏa cho hàng ngàn ngọn lửa khác. Từ “tôi” rồi đến “anh”, tất cả “chúng ta” cùng nhau tỏa sáng. Một cá nhân không thể xua tan bóng tối thì hãy để hàng triệu cá nhân nhân - Những con người cùng chung nhịp đập trái tim, cùng sáng lên để đem ánh sáng tràn đầy. Tôi bất ngờ trước con số hơn trăm nghìn người đăng ký hiến tạng tăng lên nhanh chóng sau khi “ngọn lửa Hải An” bùng cháy lên. Một cô bé 7 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo, sẵn sàng chia sẻ đôi mắt mình cho những người khác. Hành động ấy của em chính là ánh sáng. Em đã sống hết mình cho kiếp người này. Và từ đó lan truyền đến hàng nghìn người khác. Sức mạnh ấy đã đem đến cơ hội sống cho những con người đang chờ ghép tạng. Một ánh sáng làm bừng lên triệu ánh sáng. (Bài viết số 6 – ĐTHSGQG 2019-2020)

Nguyên nhân của lỗi này có thể do các em học sinh trong quá trình viết chưa xác lập các ý rõ ràng, cụ thể. Cũng có thể do các em viết “say” quá nên vô tình viết liền mạch, không dứt ý. Kết quả là tạo ra những đoạn “lê thê”.

b.2. Lỗi trong chuyển ý, chuyển đoạn:

nhận thấy. Có nhiều HS chuyển ý giữa phần mở bài với thân bài, kết bài, chuyển ý giữa các luận điểm đều không dùng từ ngữ hay câu để liên kết mà bắt vào giải thích từ ngữ, hình ảnh… có sẵn trong đề bài. Điều đó gây cảm giác rời rạc, liên kết lỏng lẻo giữa các phần:

Ví dụ: Đề bài: Quan điểm của anh/chị trước ý kiến:

Mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau.

Mở bài: “Đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất” (Anhxtanh)

Trên một tờ Nhật báo của Nhật Bản năm năm về trước, họa sĩ Nguyễn Đình Đăng có viết một bài với tựa đề: “Giáo dục và sự trưởng thành”. Bài báo rất ngắn, chỉ là những dòng tâm sự chân thật với người con trai vừa tròn 18: “Ngày lễ trưởng thành ở Nhật, những người bạn bản xứ của con mặc đồ truyền thống, đi uống rượu lần đầu tiên đến khuya, tâm niệm lời dạy về sự bứt phá, khác biệt mà bất cứ đứa trẻ Nhật nào cũng biết. Ngày lễ trưởng thành của con, con ngồi trong kí túc xá dưới cái rét âm hai độ C, thiết kế một trường học trên sa mạc”. Hai cách trưởng thành đều rất tốt, đều thể hiện chính mình, đều ảnh hưởng bởi những phương pháp giáo dục khác nhau. Giáo dục sẽ thúc đẩy sự trưởng thành tốt đẹp của mỗi con người, nhưng giáo dục sai lầm thì hủy hoại nó. Bởi “Mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau”.

Thân bài:

Sai lầm là những lần mắc lỗi, những khi lầm lạc đi nhầm hướng, sai đường. Sai lầm là điều thường thấy bởi “nhân vô thập toàn”, có những sai lầm dễ bỏ qua, nhưng cũng có những sai lầm để lại hậu quả nặng nề không thể cứu vãn. “Sai một li, đi một dặm”, lời người xưa đã cảnh báo. Nhất là trong “giáo dục”, chỉ một sai lầm nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến tương lai. Giáo dục là dạy dỗ, uốn nắn con người, uốn nắn về nhận thức, uốn nắn cả những lầm lạc trong tâm hồn. Nếu dạy dỗ sai lầm thì sao? Nếu uốn nắn không đúng đắn thì sao? Ít hay nhiều, người nhận sự giáo dục – thế hệ tương lai cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Câu nói đã khẳng định hậu quả của sai lầm trong giáo dục, đồng thời mở ra tầm quan trọng của đường lối giáo dục đúng đắn đối với mỗi con người.

Sai lầm, đó là khi hời hợt thiếu quan tâm, qua loa trong dạy dỗ và chủ quan trong uốn nắn, đâu biết rằng trẻ nhỏ như dây leo, muốn leo thẳng, leo đúng phải bỏ công uốn nắn…

Sai lầm trong giáo dục ta thường hay nhắc đến sai lầm của chính sách, của cải tổ nhiều hơn là sai lầm trong dạy dỗ. Điều đó chỉ đúng một phần. Đúng là sai lầm trong chính sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà trường và học sinh. …

Sai lầm nếu thế hệ sau tiếp nối cái sai của thế hệ trước thì thay vì phát huy điều tuyệt vời thì lại gieo mầm tai họa. Trang Tử có nói “Khi ngươi dạy con trai ngươi, nghĩa là ngươi đang dạy con của con trai ngươi”. Dù là kiến thức sai hay là phương pháp giáo dục sai, thì cũng tạo ra những lệch lạc trong con người….

Kết bài:

Sai lầm trong giáo dục, khi bốn chữ đó cất lên ta thường chỉ nghĩ đến nhà trường. Nhưng giáo dục còn nằm ở gia đình! Để không còn sai lầm trong giáo dục, không chỉ cần đường lối chính sách đúng đắn mà còn cần tình yêu thương, nhiệt huyết, tận tâm của thầy cô, lòng quyết tâm của mỗi người học trò…Muốn tương lai phát triển, hãy giáo dục bằng tình yêu thương, sự bảo ban tận tình.

( Bài viết số 2 của HSĐTQG năm 2014)

Trong bài viết trên, từ cách hiểu vấn đề đến lời văn của HS khá tốt nhưng sự liên kết giữa các phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài và các luận điểm trong thân bài em đều dùng cụm từ “Sai lầm” có trong đề bài để liên kết các phần, các ý, các đoạn. Vì vậy gây cho người đọc một sự nhàm chán, bài viết công thức, cứng nhắc. Để bài viết hấp dẫn, lôi cuốn, em HS trên chỉ cần sử dụng linh hoạt các từ liên kết hoặc câu liên kết để kết nối giữa các phần, các ý.

Một phần của tài liệu CHỮA lỗi TRONG bài văn NGHỊ LUẬN xã hội CHO học SINH GIỎI (Trang 38 - 42)