Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ THƯƠNG MẠI (Trang 54 - 56)

Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ trị giá nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho thi công công trình mà đơn vị xây lắp bỏ ra (vật liệu chính, vật liệu phụ, cấu kiện bê tông chế sẵn…) chi phí này không bao gồm thiết bị do chủ đầu tư bàn giao.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương chính, lương phụ và phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất, công vận chuyển vật liệu thi công, công nhân làm nhiệm vụ bảo dưỡng, dọn dẹp trên công trường.

- Chi phí sử dụng máy thi công: gồm chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công để thực hiện công tác xây dựng và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình bao gồm: tiền lương công nhân điều khiển máy thi công, nhiên liệu, khấu hao máy thi công…

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí có liên quan đến tổ, đội xây lắp tức là liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình. Nội dung của các khoản chi phí này bao gồm: lương công nhân sản xuất, lương phụ của công nhân sản xuất, khấu hao TSCĐ (không phải là khấu hao máy móc thi công), chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, văn phòng phẩm…), chi phí bằng tiền khác (chi phí tiếp khách, nghiệm thu bàn giao công trình..)

Cách phân loại này phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, từ đó lập định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành cho kỳ sau.

Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp và phương pháp lập dự toán trong XDCB là dự toán được lập cho từng đối tượng theo các khoản mục giá thành nên cách phân loại chi phí theo khoản mục là phương pháp sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp XDCB.

Trên đây là các cách phân loại chi phí sản xuất thường dùng trong doanh nghiệp XDCB, ngoài ra chi phí sản xuất còn được phân loại thành: Định phí và biến phí, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

2.2.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu trình độ quản lý, yêu cầu hạch toán cũng như quy trình công nghệ. Do đặc điểm tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp xây lắp là tổ chức sản xuất theo từng công trình và từng hạng mục công trình tương ứng với các HĐXD đã ký kết. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu sản xuất, các doanh nghiệp xây lắp thường phân chia thành các tổ, đội sản xuất để thuận tiện trong việc quản lý nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp theo HĐXD có thể là:

- Các công trình và hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng tương ứng với các HĐXD đã ký

- Nhóm công trình, các đơn vị thi công (xí nghiệp, tổ đội thi công xây lắp) sau đó tiến hành theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình tương ứng với các HĐXD đã ký.

2.2.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xây lắp nói riêng thực hiện hạch toán kế toán theo Thông tư số 200/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Theo Quyết định này, các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để hạch toán chi phí sản xuất, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp - TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công - TK 627: Chi phí sản xuất chung

- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ THƯƠNG MẠI (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w