Hoàn thiện kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ THƯƠNG MẠI (Trang 116 - 118)

* Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng

Để hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng cần phải xác định nguyên nhân gây ra các khoản thiệt hại đó để làm căn cứ xác định nơi gánh chịu chi phí.

Đối với sản phẩm hỏng có thể sữa chữa được:

- Nếu đang trong thời gian thi công: Trước tiên, tập hợp chi phí thực tế bỏ ra để sửa chữa sản phẩm hỏng vào các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 và cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ sang TK 154 (chi tiết sửa chữa sản phẩm hỏng). Sau đó, tùy vào nguyên nhân gây ra mà có thể hạch toán như sau:

+ Nếu do yêu cầu của đơn vị chủ đầu tư hoặc do thiên tai, chi phí sữa chữa sản phẩm hỏng được đơn vị chủ đầu tư thanh toán:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (chi tiết sửa chữa sản phẩm hỏng)

+ Nếu do lỗi của doanh nghiệp: Phần thiệt hại sau khi trừ đi phần cá nhân phải bồi thường (nếu có), có thể tính vào giá thành của công trình có khối lượng phải sửa

chữa hoặc tính vào chi phí khác.

Nợ TK 138 (1388) - Phần bắt cá nhân bồi thường (nếu có) Nợ TK 632 – Nếu tính vào giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi tiết chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng.

+ Nếu trong giai đoạn bảo hành, chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng được hạch toán như sau:

Nợ TK 627 (nếu không trích trước chi phí bảo hành) Nợ TK 352 (nếu có trích chi phí bảo hành)

Có TK 154 (chi tiết sửa chữa sản phẩm hỏng) - Đối với sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được:

Nếu do yêu cầu của đơn vị chủ đầu tư hoặc do thiên tai:

+ Trường hợp đơn vị chủ đầu tư thanh toán toàn bộ chi phí thực tế đã bỏ ra để xây dựng khối lượng công trình đó cùng với chi phí tháo dỡ, phá bỏ sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi:

Nợ TK 111, 152…Trị giá phế liệu thu hồi ước tính Nợ TK 131: Số tiền đơn vị chủ đầu tư phải thanh toán

Có TK 154 (chi tiết công trình, hạng mục công trình): giá trị khối lượng phá đi làm lại.

+ Trường hợp đơn vị chủ đầu tư thanh toán theo dự toán công trình phù hợp với mức độ thi công công trình:

Chi phí sản xuất của khối lượng phá đi làm lại:

Nợ TK 111, 152… – Trị giá phế liệu thu hồi ước tính Nợ TK 632 – Tính vào giá vốn hàng bán

Có TK 154 (chi tiết công trình, hạng mục công trình): Giá trị công trình phải phá đi làm lại

Giá trị đơn vị chủ đầu tư phải thanh toán: Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 511: Phần thanh toán theo dự toán công trình tính theo mức độ thi công.

+ Nếu do lỗi của doanh nghiệp: Phần thiệt hại sau khi trừ đi phần cá nhân phải bồi thường (nếu có) và phần giá trị phế liệu thu hồi, có thể tính vào giá thành của công trình có khối lượng phá đi làm lại hoặc tính vào chi phí khác.

Phần thiệt hại tính vào giá thành của công trình có khối lượng phá đi làm lại không loại trừ khỏi TK 154 (chi tiết giá thành công trình). Phần còn lại được hạch toán:

Nợ TK 111, 152… – Trị giá phế liệu thu hồi ước tính Nợ TK 138 (1388) – Phần bắt cá nhân bồi thường (nếu có) Nợ TK 632 – Nếu tính vào giá vốn

Có TK 154 – Chi tiết giá thành công trình

* Kế toán chi phí thiệt hại ngừng sản xuất

Do quá trình xây dựng các công trình diễn ra suốt trong năm nên có thể phát sinh những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong thời gian ngừng sản xuất do mưa, bão… Vì vậy, doanh nghiệp nên lập kế hoạch trích trước chi phí ngừng sản xuất:

- Khi trích trước chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 – Chi phí phải trả

- Khi thực tế phát sinh chi phí trong thời gian ngừng sản xuất: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK liên quan.

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ THƯƠNG MẠI (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w