Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC LẠNG SƠN (Trang 65 - 70)

2.4.4.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, hành lang pháp lý về quản lý đầu tư còn chưa đồng bộ thống nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường. Trong những năm gần đây Chính phủ đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng, nhờ đó việc quản lý, kiểm soát chi đầu tư đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, việc quản lý đầu tư và xây dựng liên quan đến nhiều Bộ, Ngành cho nên khi Chính Phủ có Nghị định sửa đổi, bổ sung thì các Bộ, Ngành chưa thể có thông báo hướng dẫn thực hiện ngay được, những thay đổi này đã tác động khá nhiều đến nghiệp vụ kiểm soát chi qua KBNN. Hiện nay hướng dẫn công tác quản lý XDCB có rất nhiều văn bản áp dụng cho nhiều vốn đầu tư như: vốn ngân sách tập trung, vốn ngân sách xã, vốn Chương trình mục tiêu…Mặt khác, những thay đổi đó ảnh hưởng tới việc phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung dự toán của cấp quyết định đầu tư và

chủ đầu tư, đến quá trình giải ngân vốn của chủ đầu tư cho các nhà thầu, đến việc thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành đối với khối lượng dở dang chuyển tiếp và qua nhiều điểm áp dụng các Thông tư hướng dẫn. Do vậy việc quản lý càng khó khăn và phức tạp.

Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu ... đã được ban hành nhưng thiếu đồng bộ, chậm hướng dẫn cụ thể, dẫn đến các chủ đầu tư lúng túng phải làm đi làm lại thủ tục hồ sơ nhiều lần mất nhiều thời gian, một số công trình đang dở dang thực hiện hai cơ chế dẫn đến phải điều chỉnh, sửa đổi các thủ tục hồ sơ. Nhiều nhà thầu cố tình chờ xem cơ chế nào có lợi hơn giữa mới và cũ để điều chỉnh theo hướng có lợi cho mình...

Hai là, UBND tỉnh uỷ quyền giao thêm nhiệm vụ, công việc cho tỉnh nhưng do tác động của việc tinh giản biên chế, cho nên những năm gần đây, biên chế của các cơ quan đơn vị có xu hướng giảm xuống. Do vậy, các Phòng, Ban chuyên môn của tỉnh làm công tác thẩm định (dự án, thiết kế - dự toán, đấu thầu, quyết toán) chịu áp lực rất lớn từ khối lượng công việc có xu hướng ngày càng tăng thêm, nên đã có hiện tượng ùn ứ, chậm trễ. Mặt khác, do năng lực, trình độ chuyên môn và của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định ở cấp tỉnh cũng còn hạn chế nên đã dẫn đến xảy ra một số sai sót trong quá trình thẩm định, trình duyệt, khi công việc vượt quá khả năng của cán bộ, sẽ tiềm ẩn nguy cơ thất thoát, lãng phí vốn và rủi ro về pháp lý.

Ba là, hạn chế về phía chủ đầu tư:

Bên cạnh các chủ đầu tư có các Ban quản lý dự án có đủ điều kiện về năng lực để quản lý đầu tư vốn XDCB từ NSNN thì vẫn còn một số chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án nhưng trình độ năng lực chuyên môn về XDCB còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đầu tư vốn XDCB từ NSNN nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định (đó là các thủ tục từ khâu khảo sát lập dự án đến đền bù giải phóng mặt bằng, phê duyệt thiết kế - dự toán, lựa chọn nhà thầu …) cho nên dẫn đến tình trạng thời gian triển khai thực hiện dự án bị kéo dài, các loại hồ sơ chứng từ gửi tới cơ quan KBNN theo

quy định còn thiếu hoặc chưa hợp lệ, hợp pháp, từ đó làm chậm cho công tác giải ngân thanh toán vì hồ sơ phải làm đi làm lại nhiều lần gây thêm khó khăn cho cơ quan KBNN.

Bốn là, một số công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc vì lý do đã dừng thi công song chưa được quyết toán và tất toán tài khoản. Đây là hậu quả từ việc sáp nhập, chia tách, giải thể… nên không thể xác định chính xác được chủ đầu tư hay đơn vị thực hiện do đó khó khăn cho việc khôi phục hồ sơ, tài liệu để tập hợp cho công tác quyết toán, việc tạm ứng cho nhà thầu với mức cao và trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc đôn đốc giám sát thực hiện là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

2.4.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất,về bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

Cơ cấu tổ chức, phân cấp kiểm soát các nội dung chi đầu tư XDCB nói chung và Chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN chưa hơpc̣ lý: Các cán giao dịch viên tại KBNN tỉnh, ngoài công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn kiêm nhiệm các công việc khác như văn thư, hành chính. Trong công tác kiểm soát Chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN thì việc kiểm soát thanh toán cho một hồ sơ, chứng từ với giá trị vài triệu đồng cũng giống với việc kiểm soát thanh toán cho một hồ sơ giá trị vài chục tỷ. Với số lượng chứng từ nhiều nhưng số lượng cán bộ thực hiện công tác quá ít, không có thời gian để cán bộ KBNN tỉnh Lạng Sơn học hỏi và trau dồi, tham gia tập huấn nghiệp vụ.

Hầu hết cán bộ làm công tác KSC vốn đầu tư XDCB từ NSNN mới được đào tạo về chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, chính vì vậy, cán bộ kiểm soát chi không có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng cơ bản. Từ năm 2008, trách nhiệm kiểm tra về định mức, đơn giá, khối lượng thuộc về chủ đầu tư. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác kiểm soát thanh toán, người cán bộ thanh toán cần có kiến thức cơ bản về lĩnh vực đầu tư xây dựng để có thể nắm bắt được tính logic của các công việc, hồ sơ và trình tự trong quá trình thực hiện dự án, việc lựa chọn nhà thầu đã đúng với quy định của Nhà nước hay không, khối lượng yêu cầu thanh toán so với dự toán, so với hợp đồng có hợp lý, có đúng hay không, phải đánh giá được tiến

độ thi công từng công trình...

Hơn nữa, đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng thì có những chi phí mà cán bộ thanh toán không có chuyên môn, hiểu biết về xây dựng thì sẽ gặp khó khăn, trong việc kiểm tra cần có thời gian để xem xét, nghiên cứu. Bên cạnh đó, khối lượng công việc quá nhiều trong khi số lượng cán bộ thanh toán có hạn lại phải kiêm nhiệm luôn cả nhiệm vụ kiểm tra dẫn tới phát hiện chưa hết sai sót trong hồ sơ thanh toán, chất lượng kiểm tra, kiểm soát chưa được cao.

Thứ hai,về nội dung chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn:

Về công tác bố trí kế hoạch vốn còn chưa khoa học và chưa sát với tình hình thực tế, dẫn đến tình trạng có nhiều dự án bị thừa vốn hoặc thiếu vốn gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị. Ngoài ra vẫn tồn tại những hiện tượng bố trí kế hoạch vốn cho những dự án chưa đáp ứng đủ các điều kiện được quy định trong các Thông tư hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc NSNN như các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa có thiết kế hay quy hoạch được duyệt, có những dự án được bố trí vốn trước khi có thủ tục đầu tư.

Việc bố trí kế hoạch và thông báo điều chỉnh kế hoạch vốn còn quá chậm, thậm trí có những dự án đến cuối năm (ngày 29 -30/12) mới được thông báo điều chỉnh kế hoạch vốn dẫn đến việc phải kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán vào năm sau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công, tiến độ giải ngân theo kế hoạch hàng năm, nhiều Bộ điều chỉnh kế hoạch nhiều lần trong một thời gian ngắn gây khó khăn cho công tác kiểm soát thanh toán. Kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành

Thứ ba, về công cụ kiểm soát chi:

- Về ứng dụng công nghệ thông tin: Hiện nay, hệ thống kho bạc nhà nước nói chung và Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn đang ứng dụng các phần mềm tin học: ĐTKB-Lan; Tabmis, ĐT-TAB, THBC để phục vụ cho công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB sẽ giúp cho cán bộ kiểm soát chi lưu trữ và tra

cứu nhanh các thông tin cần thiết của dự án để phục vụ công tác kiểm soát. Tuy nhiên hiện nay có phần mềm ĐTKB-Lan chạy trên mạng nội bộ từng đơn vị Kho bạc trong thành phố, việc quản lý hồ sơ dự án, chứng từ, thông tin về khách hàng chưa được đầy đủ, đồng nhất trong việc trao đổi thông tin trong toàn hệ thống. Phần mềm THBC chỉ dùng để kết xuất báo cáo theo yêu cầu quản lý. Phần mềm ĐT-TAB quản lý các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin qua kho bạc nhà nước còn ở mức thấp, còn nhiều hạn chế, chủ yếu nhập hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán phục vụ cho công tác kiểm soát số dư của dự toán, giá hợp đồng và kế hoạch vốn đầu tư; không theo dõi, quản lý, kiểm soát được khối lượng đã thanh toán hay chưa, đơn giá đã đúng, sai, điều chỉnh thế nào; Giai đoạn thanh toán khối lượng đến đâu, .... Nhiều tác nghiệp của cán bộ kiểm soát chi không kết xuất được trên phần mềm ứng dụng, mà phải thực hiện theo hình thức thủ công như báo cáo kết quả kiểm soát thanh toán, tất toán dự án, quyết toán vốn đầu tư hàng năm, tình hình giao nhận tài liệu, ...

Thứ tư, về thực hiện quy trình kiểm soát chi:

Quy trình kiểm soát chi đầu tư chưa phù hợp với thực tiễn, sự tách bạch giữa các qui trình vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư ngoài nước và vốn đầu tư từ ngân sách xã làm khó khăn cho việc bố trí cán bộ thanh toán, nhất là đối với KBNN cấp huyện, do biên chế cho Tổ Tổng hợp - hành chính ở KBNN cấp huyện chỉ có hai hoặc ba người vừa làm nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư, lại vừa làm công tác kế hoạch tổng hợp, hành chính, văn thư lưu trữ do vậy khối lượng công việc là rất lớn, nhất là các tháng cuối năm và tháng 01 hàng năm.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

TỈNH LẠNG SƠN TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC LẠNG SƠN (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w