Tạo môi trường chính trị ổn định

Một phần của tài liệu Tăng cường liên kết chiến lược giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản (Trang 89 - 96)

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ MỘT SỐ LIÊN KẾT C H I Ế N L ƯỢC

Lẽ Thị Phương Thảo 73 Nhật2-K41F KTNT

1.1. Tạo môi trường chính trị ổn định

Dưới con mắt cạa các nhà đẩu tư nước ngoài thì sự ổn định về chính

trị trong một nước theo nghĩa là không chiến tranh, không xung đột về xã

hội là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc thu hút đầu tư. Sự ổn

định về chính trị và kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp nước ngoài giảm thiểu rại

ro kinh doanh, cho phép doanh nghiệp thiết lập một kế hoạch kinh doanh

nằm ở tầm trung hạn. Trong trường hợp này chúng ta tạm không nhắc đến

sự ổn định kinh tế- một trong những yếu tố cần thiết bảo đảm cho sự ổn

định về chính trị, m à xem đó là điều đương nhiên trong quyết định lựa chọn

địa điểm đầu tư. Sẽ chẳng có nhà đầu tư nào chấp nhận mang tiền cùa đặt trong một đất nước m à nội chiến hoặc những bất ổn xã hội liên tục xảy ra.

Và Nhật Bản không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nhưng trong xu thế

đối thoại và hợp tác ngày nay, bầu không khí hoa bình đang ngự trị và hao

phạ hầu hết các nước trong khu vực, thực tế là những nước nằm trong lình

trạng mất ổn định hiện chiếm tỉ lệ nhỏ, số còn lại nhìn chung đều đạt được

một sự ổn định chính trị cần thiết. Do vậy không còn nữa việc xem xái sự

ổn định chính trị nói ở trên như một lợi thế so sánh đặc biệt trong thu hút

đầu tư. Điều m à các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm hiện nay là nhữrm lý

do ngoài những lý do về kinh tế cho phép Việt Nam đặt được và duy trì sự

ổn định này. Những lý do trên gắn chặt với tính hiện thực cạa chiến lược

đầu tư thông qua làm giảm thiểu các rại ro. Đ ó chính là tính trong sáng cạa

hệ thống pháp luật và bộ máy chính quyền. Nói cách khác, khả năng quản

lý nhà nước nhằm đảm bảo một môi trường kinh doanh tuân thạ theo các

luật định chính là cốt lõi cạa vấn đề k h i đề cập đến sự ổn định chính trị

^Kíìíitì luật! tét nghiệp

trong thu hút đầu tư Nhật Bản hiên nay. Đố i với các tập đoàn lớn của Nhặt Bản, chính sách ưu đãi đầu tư cũng là yếu tố quan trọng nhưng không thế là quan trọng nhất vói họ khi quyết định chọn Việt Nam. Để có thể thu hút họ thật sự thì Việt Nam ngoài việc cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận dễ dàng với cái họ mong muốn tìm kiếm, phải duy trì sự ổn định dài hạn hệ thống chính sách liên quan đến đừu tư. Việc cụ thể hoa hệ thống chính sách này phải chiếm vị trí quan trọng thứ hai. Chừng nào chưa làm được điều này thì chính sách ưu đãi đầu tư dù có thuận lợi đến mức độ nào,

cũng khó có thể tăng đáng kể mức hấp dẫn trong thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản.

1.2. M i n h bạch và hoàn thiện hệ thông chính sách-pháp luật để

tăng cường thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản.

Đây là vấn đề đáng quan tâm của tất cả các doanh nghiệp Nhật Bán khi muốn đầu tư dài hạn tại Việt Nam. Mặc dù được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao về nỗ lực cải thiện môi trường đầu tu nhưng hệ thống pháp luật của nước ta còn khá nhiều bất cập. Các thủ tục về đừu tư còn khá

rườm rà và chồng chéo, một dự án đầu tư muốn được cấp phép phải thông qua sự đồng ý của rất nhiều bộ ngành có liên quan. Điều này làm lốn kém tiền của và chậm quá trình triển khai dự án của các nhà đầu tư Nhật Bán. Việc đơn giản hoa thủ tục đầu tư là một trong những yêu cầu nhằm làm

tăng khả năng tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm của các nước trong vấn đề thủ tục đầu tư là càng đơn giản càng tốt để tạo diều kiện cho việc đăng ký cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư. Thủ tục dăng ký kinh doanh chỉ nên nhằm cung cấp các thông tin về việc thiết lập dự án hay công việc kinh doanh đó.

Các nhà đầu tư Nhật Bản rất lo ngại về khâu triển khai thực hiện luật, mong muốn có sự đảm bảo thống nhất, liên thông và dễ hiểu trong luật doanh nghịêp và luật đầu tư. Câu hỏi lớn nhất của các nhà đầu tư Nhật Bán hiện nay đó là quy định về mức khống chế tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực kinh doanh của Việt Nam. Quy định này không

3Chfiá luận lết nạhỉệp.

chỉ nhằm đảm bảo cho các nhà đẩu tư Nhật Bản biết rõ giới hạn của mình m à còn giúp các nhà đầu tư xác định rõ quyền lợi và chủ động quyết định tỷ lệ đẩu tư dể có thể hoạt động dưới danh nghĩa doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài, cũng như có thể lựa chốn mức đầu tư để có thể thực hiện các thủ tục đầu tư đơn giản hơn. Hiện nay, luật Đầ u tư nước ngoài không quy định mức đầu tư tối đa nhưng lại quy định mức đóng góp tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài là không được dưới 3 0 % trong vốn pháp

định trong liên doanh. Như vậy, các nhà đầu tư trong nước khi làm ăn với nhà đầu tư nước ngoài không được dầu tư quá 7 0 % tổng vốn đầu tư của liên doanh.. Trong khi đó lại không có quy định nào nói rằng nhà đầu tư trong nước không được đầu tư ít hơn 3 0 % trong vốn đầu tư của liên doanh. Chỉ riêng điều này đã cho thấy sự thiếu nhất quán trong các văn bản quy định của nước ta.

Đặc biệt vào thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp Nhạt Bản đang đứng trước sự lựa chốn là có hay không đăng ký lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp.Cho dù đây là vấn đề hoàn toàn thuộc quyền quyết định của doanh nghiệp, song các doanh nghiệp vẫn lo ngại rằng việc thay đổi hệ thống pháp luật, trong đó có những quay định tại các văn bản đã hết hiệu lực, m à vẫn tồn tại trong hoạt động của các doanh nghiệp không đăng ký lại

sẽ được giải quyết như thế nào, để các nhà đẩu tư có thể hiểu một cách rõ ràng và thống nhất.

1.3. Tạo môi trường kinh tế phát triển ổn định.

Tạo lập một mòi trường kinh tế ổn định, thực sự bình đẳng, tạo một mặt bằng cơ chế chính sách cho tất cả các thành viên kinh tế cùng tự do cạnh tranh phát triển là điều kiện tiền đề để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cổ vũ cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng môi trường kinh doanh hiện đại và có văn hoa góp phần ổn định môi trường kiinh tế, quan trống nhất là lành mạnh hoa hệ thống ngân hàng Việt Nam, kìm hãm lạm phát, ổn định tỷ giá đồng Việt Nam so với đổng Yên của Nhật Bản.

3Chfíá luận tốt nựhỉêp

Thực tế cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở Đông Nam á đã cho các nước thấy rằng sự yếu kém của hệ thống tài chính-ngân hàng có thể kìm hãm tố độ tăng trưởng và làm giảm đáng kể hiệu quá đầu tư( do lãi suất cao, tỷ giá không ổn định...). Hệ thống ngân hàng của Việt Nam tuy không chịu những ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng nhưng cũng cho thấy đang trong tình trặng đáng báo động. Sự kém phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất là mặc dù chiếm hơn 8 0 % tổng tài sản của hệ thống tài chính nhưng tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam so với GDP chi chiếm hơn 7 0 % , thấp hơn nhiều so với các nứoc trogn khu vực, đặc biệt là Malaisia( 193,5%), Thái Lan ( 145,8%), Trung Quốc ( 211,1%) ( theo tính toán từ I M F năm 2004).

Thứ hai là theo hiệp hội ngán hàng Việt Nam, tổng vốn tự có của ngân hàng rất nhỏ, chỉ trên một tỷ USD, vốn tự có của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam lớn nhất cũng chỉ có 290 triệu USD, theo quy định mới nhất của nhà nước Việt Nam thì muốn thành lập ngân hàng thương mặi cần phải có số vốn tối thiểu là 63 triệu USD, trong khi đó mức trung bình của các ngân hàng ở các nước khác như Thái Lan là 813 triệu USD, City Bank của Mỹ là 21 tỷ USD, tập đoàn ngân hàng Thượng Hải Hồng Kông là 25,78 tỷ USD (theo I M F năm 2003). Hơn thế nữa vốn tự có trên tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam chỉ xấp xỉ 5 % (tính đến ngày 31/12/2003) thấp hem nhiều so với mức nhỏ nhất 8 % được quy định bởi Uy Ban Basle về tỷ lệ vốn an toàn, vốn tối thiểu.

V à một điều vô cùng quan trọng là nợ quá hặn của các ngân hàng Việt Nam luôn ở mức cao, nợ quá hặn bằng ngoặi tệ luôn có tỷ trọng gấp đôi nợ quá hặn bằng V N D trong tổng nợ quá hặn, ngân sách và hiệu qua kinh doanh không cao, khả nàng sinh lời thấp và đang có xu hướng giám. Hoặt động thanh tra giám sát còn chổng chéo và thiếu độc lập, thiếu bộ phận chuyên môn hoa trong phân tích, đánh giá tình trặng tài chính và dự báo xu hướng phát triển của Ngân hàng thương mặi. Trình độ quản lý, giám sát và

OChtìá luân tói nghiên

điều tiết hệ thống ngân hàng yếu, thiếu tiêu chuẩn khách quan về quản lý tín dụng, không có tiêu chuẩn rõ ràng về độ an toàn lành mạnh của nghiệp vụ, hệ thống k ế toán không tương thích... Do vậy các ngán hàng Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng khi tăng trưỏng kinh tế giảm và nền kinh tế không ổn

định, xảy ra nhiều đột biến.

Vì vậy trong thời gian tểi Việt Nam cần thực hiện các biện pháp cần

thiết để củng cố và hoàn thiện hệ thống tài chính-ngân hàng của mình, nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh và chuẩn bị diều kiện để hội nhập kinh tế theo hưểng cơ bản như hoàn thiện các quy định va phòng ngừa rủi ro và thanh tra, minh bạch mọi khoản nợ khó đòi, quỵ định rõ ràng trách nhiệm trả nợ của các doanh nghiệp vay nợ, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tài chính của ngân hàng, phát triển các dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực quán lý, kinh doanh của công nhân viên, tăng cường công tác thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại...Một hệ thống ngân hàng -tài chính vững mạnh là một trong những điều kiện để Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, góp phần ổn định môi trường kinh tế, thu hút hơn nữa sự quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản.

Ngoài ra, nhà nưểc Việt Nam cẩn có chính sách hồ trợ đầu tư, tín dụng

ưu đãi để giúp các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhặt Bản đầu

tư vào sản xuất nguyên liệu cung ứng cho sản xuất, ổn định giá nguyên liệu và các chi phí đầu vào. Đáy là một giải pháp quan trọng để cắt giảm chi phí sản xuất, mang được lợi nhuận nhiều hơn cho cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản trong liên kết chiến lược.

1.4. Xây dựng và phát triển hệ thông cơ sở hạ táng và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam, chỉ có viễn thông là ở mức

tương đối hoàn thiện. Các yếu tố khác như đường ôtõ, đường xe lứa, cảng biển, phương tiện vận tải, tiện ích công cộng( điện, nưểc, thông tin và các công trình dịch vụ, phúc lợi xã hội...) hầu như chưa đáp ứng được yêu cẩu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Mặc dù áp dụng chính sách ưu đãi về tiền

OCMtìti luân tói nữẩtĩỊl

thuê đất và thuế lợi tức nhưng do phải bỏ nhiều chi phí như phí vận chuyển hàng xuất khẩu bằng container đến cảng cửa khẩu khá xa nên vô hình chung, các ưu đãi này của chính phủ Việt Nam đối với doanh nghiệp Nhật Bản đã bị triệt tiêu. Hệ thống cơ sở hộ tầng của nước ta mới chỉ phát triển

một số thành phố lớn và các khu công nghiệp của cá nước. Đặc biệt , cơ sở hộ tầng ở miền Trung phải nói là quá yếu kém. Tuy vậy, ngay ở cả các địa phương được coi là tương đối về cơ sở hộ tầng như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - V ũ n g Tàu ở miền Nam, Đà Nang ở miền Trung, Hải Phòng. Hà Nội ở miền Bắc thì cũng chưa thể gọi là phát triển. Nguy cơ về thiếu điện, nước, quá tải về giao thông đang ngày càng đe doa trực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam nói chung và tình hình liên kết chiến lược giữa doanh nghiệp Viẽt Nam và doanh nghiệp Nhội Bản nói riêng.

Cùng với sự cố gắng của chính phủ Việt Nam, chính phủ Nhật Bản cũng tỏ ý mong muốn đẩy mộnh hơn nữa hợp tác đầu tư, thương mội. du lịch, giáo dục đào tộo phát triển nguồn nhân lực..đưa mối quan hệ lên một tầm cao mới thật sự là đối tác chiến lược. Đặc biệt, chính phủ Nhật Bản nhất trí cao về việc tiếp tục tăng thêm ODA cho Việt Nam dể xây dựng kết cấu hộ tầng, trong đó có ba dự án lớn là xây dựng đường sắt cao tốc và đường bộ cao tốc Bắc- Nam và xây dựng kết cấu hộ tầng khu công nghệ cao Hoa Lộc để khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao của Nhội đầu tư vào đây sản xuất2 8.

Vì vậy, nhằm mục tiêu tăng cường liên kết chiến lược giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản, việc phát triển cơ sở hộ láng của Việt Nam cần theo hướng phát triển giao thông đường thúy, đường bộ, đường hàng không, tập trung vào xây dựng các khu công nghiệp, khuchế xuất hiện đội, tránh tình trộng xây dựng quá nhiều khu công nghiệp m à

(Bước phát triển mới trong quan hệ việt Nam- Nhật Bản. Báo điện tử- Thời báo kinh tẽ Việt Nam Vneconomy ngày 24 tháng 10 năm 2006).

3£hfìá luận tét nự/tỉêp

thiếu đầu tư cần thiết về cơ sở hạ tầng, trước hết phải thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản để lấp đầy các khu công nghiệp đã được thành lập.

Hiện nay tại Việt Nam các khu công nghiệp chuyên ngành còn quá ít, không có tính chuyên nghiệp và cơ cấu hợp lý, phù hợp với khả năng và lợi thế từng khu. Hầu như địa phương nào cũng có các khu công nghiệp với chức năng tương tự nhau dẫn tới tình trạng cang tranh gay gắt, thậm chí chèn lấn để thu hút dầu tư. Để cạnh tranh thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản vào các khu công nghiệp, các tinh đưa ra chính sách ưu

đãi quá mức cằa các địa phương, trong đó tài chính và đất đai là hai lĩnh

vực được ưu đãi vượt khung nhiều nhất. Hạ giá đất ( giá cho thuê đất cùa các tỉnh Đổng Bằng Sông c ử u Long cho các dự án đầu tư vào khu cóng nghiệp thấp hơn nhiều so với giá thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng), miễn giảm thuế ( thuế thu nhập doanh nghiệp cằa Việt Nam chí là 2 8 % thấp hơn các nước khác như Trung Quốc là 3 3 % , Thái Lan 3 0 % ) để tăng khả năng cạnh tranh m à quên đi những yếu tố thuận lợi về giao thông vận tải, cung cấp điện, cấp nước và thải nước, thằ tục hành chính dơn giản nhằm đảm bảo tổng chi phí sản xuất vật chất và đầu lư ở khu công nghiệp nhỏ nhất.

Để tạo thuận lợi cho thu hút các doanh nghiệp Nhật Bằn vào các khu công nghiệp, chúng ta cần thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp Nhật Bản, bảo đám các công trình hạ tầng kỹ thuật( đường, điện, nước,thông tin liên lạc), ưu đãi ớ mức cao nhất các dự án phát triển hạ tầng xã hội đồng bộ với khu cống nghiệp ( nhà ớ cho công nhân, trường học, trường dạy nghề, cơ sở khám chữa bệnh và các dịch

Một phần của tài liệu Tăng cường liên kết chiến lược giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản (Trang 89 - 96)