8. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi
Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi được thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Quản lý mục tiêu phối hợp
27 Quản lý hình thức phối hợp
Quản lý nội dung phối hợp Quản lý điều kiện phối hợp
Quản lý giám sát, kiểm tra sự phối hợp
1.4.3.1. Quản lý mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi
Sự phối hợp gia đình và nhà trường để trẻ em 5-6 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp, để thực hiện chăm sóc - giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học; nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, đảm bảo chất lượng để trẻ vào lớp 1. Việc quản lý mục tiêu công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi là quản lý việc giáo dục trẻ theo các lĩnh vực phát triển (Theo thông tư 01/2017 hợp nhất văn bản thông tư 28/2016 và sửa đổi thông tư 17 của Bộ GD & ĐT). Đó là:
Mục tiêu phát triển thể chất: Bao gồm giúp trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều
cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ, cả vận động tinh và vận động thô đều được chú trọng theo độ tuổi; Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe; Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân...
Mục tiêu phát triển nhận thức: bao gồm giúp trẻ phát triển lòng ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh; phát triển khả năng tư duy và khả năng ngôn ngữ, giao tiếp; hình thành một số khái niệm Toán học.
Mục tiêu phát triển ngôn ngữ: Trẻ có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong
giao tiếp hằng ngày, biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…).; Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày; Nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện; Cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi; Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết.
Mục tiêu phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội: Trẻ có ý thức về bản thân;
Nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh; Phát triển một số phẩm chất cá nhân và kĩ năng sống.
28
Mục tiêu phát triển thẩm mĩ: có hiểu biết về cái đẹp trong tự nhiên, trong các
tác phẩm nghệ thuật và hoạt động của trẻ.
Mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ cũng được thực hiện dựa trên mục tiêu giáo dục mầm non với 5 lĩnh vực phát triển nêu trên.
Trong quá trình quản lý, người hiệu trưởng cũng cần chú ý đến việc quản lý thực hiện các mục tiêu giáo dục cũng như mục tiêu phối hợp như trên. Cụ thể:
Thực hiện xác định rõ ràng mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Yêu cầu giáo viên nghiêm túc thực hiện các nội dung phối hợp với gia đình trẻ theo đúng mục tiêu giáo dục mầm non.
Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về các mục tiêu cần sự phối hợp của gia đình và nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nắm bắt kịp thời những khó khăn khi thực hiện phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ trong thực hiện các mục tiêu phối hợp chăm sóc và giáo dục trẻ.
1.4.3.2. Quản lý công tác lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi
Quản lý công tác lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện hoạt động này có hiệu quả hay không? Có đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra hay không? Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, trong khâu lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch, người quản lý cần chú ý các nội dung cụ thể như sau:
Người quản lý khi lập kế hoạch có sự tham gia xây dựng kế hoạch phối hợp chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi của cán bộ, giáo viên, ban đại diện cha mẹ trẻ. Việc lập kế hoạch phải thực hiện theo tháng, kỳ và năm học; bản kế hoạch phải cung cấp cho giáo viên, phụ huynh.
29
Xây dựng bản kế hoạch có sự tham gia của các lực lượng giáo dục: giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ trẻ.
Lập kế hoạch phối hợp hợp theo tháng, theo học kỳ và theo năm học.
Xác định rõ nội dung, hình thức và biện pháp phối hợp trong bản kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bản kế hoạch bám sát nội dung, mục tiêu, biện pháp phối hợp của nhà trường với gia đình trẻ.
Lấy ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ, giáo viên và đại diện cha mẹ trẻ cho bản dự thảo kế hoạch.
Phân công hợp lý cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia vào các nội dung phối hợp với cha mẹ trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Hướng dẫn việc báo cáo kết quả và tiến trình triển khai thực hiện các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ đối với từng thời điểm theo kế hoạch đề ra để kịp thời điều chỉnh.
1.4.3.3. Quản lý các hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi
Việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non được thực hiện bằng nhiều hình thức như:
Thông qua các phiếu khảo sát trưng cầu ý kiến. Tổ chức hội nghị thống nhất hoạt động phối hợp
Phân công cán bộ hoặc giáo viên trao đổi và tư vấn với phụ huynh Tổ chức các hội nghị
Thông qua các buổi sinh hoạt, gặp gỡ giữa giáo viên với phụ huynh Qua các phương tiện thông tin
Qua sản phẩm của trẻ, qua sổ liên lạc Thông qua họp định kỳ
Với các hình thức phối hợp nêu trên, người quản lý phải thường xuyên thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cán bộ, giáo viên và cha mẹ trẻ nhằm phát huy có hiệu quả những hình thức phù hợp ở cơ sở giáo dục mầm non.
30
1.4.3.4. Quản lý các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Việc thực hiện các nội dung phối hợp giữa trường mầm non và gia đình trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người quản lý phải thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể như:
Chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên trong việc phối hợp với gia đình trẻ thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ.
Hiệu trưởng nhà trường quan tâm chỉ đạo việc phối hợp thực hiện chương trình giáo dục như: xây dựng kế hoạch giáo dục; thực hiện các hoạt động giáo dục theo chương trình; tổ chức các ngày lễ, ngày hội...cho trẻ.
Lãnh đạo nhà trường có sự theo dõi kịp thời quá trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non theo các giai đoạn cụ thể.
Chỉ đạo giáo viên trong trường phối hợp cùng gia đình trong xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
1.4.3.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc thực hiện chăm sóc, giáo dục mầm non trẻ 5-6 tuổi
Việc quản lý các điều kiện hỗ trợ cho sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc thực hiện chăm sóc, giáo dục mầm non trẻ 5-6 tuổi đòi hỏi các lực lượng phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Với lãnh đạo nhà trường:
Huy động sự đóng góp của phụ huynh, cộng đồng trong quá trình xây dựng kế hoạch phối hợp, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
Xây dựng tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ theo mục tiêu phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, cung cấp đến giáo viên và phụ huynh.
Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn, lành mạnh, học sinh tích cực trong trường học.
Với giáo viên và phụ huynh:
Tham gia bồi dưỡng cho giáo viên và phụ huynh các kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ.
31
Tạo điều kiện về địa điểm, thời gian để giáo viên và phụ huynh cùng trao đổi thông tin về trẻ
Giáo viên, phụ huynh nhiệt tinh tham mưu, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phụ huynh với ban giám hiệu nhà trường.
1.4.3.6. Quản lý việc kiểm tra, giám sát hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc thực hiện chăm sóc, giáo dục mầm non trẻ 5-6 tuổi
Để thực hiện tốt việc kiểm tra giám sát hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc thực hiện chăm sóc, giáo dục mầm non trẻ 5-6 tuổi, đòi hỏi người quản lý phải thực hiện tốt những yêu cầu sau:
Thường xuyên giám sát, kiểm tra, công tác phối hợp của giáo viên với gia đình trẻ Yêu cầu giáo viên và cha mẹ trẻ đánh giá trẻ theo tiêu chí trường cung cấp Yêu cầu giáo viên tổ chức họp thông báo về các hoạt động của trẻ và tập hợp các ý kiến phản hồi của phụ huynh
Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Biểu dương, khen thưởng giáo viên tích cực, có kết quả tốt trong hoạt động phối hợp nhà trường và gia đình nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ.
Nhắc nhở, rút kinh nghiệm kịp thời đối với những giáo viên làm chưa tốt công tác phối hợp với gia đình trẻ trong chăm sóc, giáo duc trẻ.
Kiểm tra đánh giá các điều kiện cơ sở, vật chất, nguồn lực con người trong phối hợp nhà trường và gia đình để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp.
Nhà trường tổ chức rút kinh nghiệm công tác phối hợp của giáo viên với gia đình trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi
1.5.1. Yếu tố khách quan
1.5.1.1. Cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lí giáo dục cấp trên
Bất kì hoạt động nào muốn diễn ra có hiệu quả thì cần có sự kiểm tra, giám sát liên tục và khách quan. Hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi cũng cần có sự tham gia kiểm tra, giám sát của lãnh đạo
32
cấp trên. Một mặt tạo được sự khách quan trong kiểm tra, đánh giá, mặt khác cũng là cơ sở để các cơ sở giáo dục mầm non kịp thời điều chỉnh các hình thức phối hợp hoặc các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ.
Do đó, việc kiểm tra, giám sát của lãnh đạo cấp trên cần được thực hiện thường xuyên, định kì, có sự chỉ đạo kịp thời đối với nhà trường trong công tác phối hợp với gia đình trẻ.
1.5.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí
Điều kiện hỗ trợ và kinh phí trong thực hiện hoạt động phối hợp với gia đình trẻ phải kể đến như cơ sở vật chất của nhà trường, kinh phí tổ chức các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ.
Nếu điều kiện kinh phí khó khăn thì nhiều nhà trường chưa có điều kiện để tổ chức thường xuyên các hoạt động, hình thức phối hợp trong nhà trường để thu hút phụ huynh tham gia. Cơ sở vật chất, cảnh quan trường học nếu không có sự đầu tư cũng còn hạn chế chưa tạo được môi trường thuận lợi, thân thiện trong nhà trường
1.5.2. Yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Nhận thức, năng lực của cán bộ, giáo viên
Cán bộ, giáo viên là những người đại diện cho nhà trường thực hiện các nội dung phối hợp với gia đình trẻ trong chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non. Do đó, họ phải là những người có trình độ chuyên môn, nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác phối hợp cũng như vai trò, trách nhiệm của mình.
Ngược lại, nếu cán bộ, giáo viên nhận thức không đầy đủ sẽ dẫn tới việc phối hợp mang tính hình thức, không đạt mục tiêu đề ra. Nhận thức của đội ngũ giáo viên cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ cũng như hành vi của họ khi tham gia hoạt động phối hợp với gia đình trẻ. Do đó, bản thân người quản lý nhà trường phải có sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện của đội ngũ mình quản lý. Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các giáo viên, nhân viên có năng lực, có ý thức và thái độ tốt trong quá trình phối hợp với gia đình trẻ.
1.5.2.2. Nhận thức của cha mẹ trẻ
Cha mẹ trẻ là đại diện của gia đình trẻ tham gia vào hoạt động phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Do đó, cha mẹ trẻ phải ý thức được tầm quan trọng, vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong các nội dung phối hợp.
33
Nếu cha mẹ trẻ có nhận thức tốt sẽ dẫn đến việc thực hiện phối hợp với nhà trường có hiệu quả hơn. Ngược lại, công tác phối hợp sẽ gặp nhiều khó khăn nếu nhận thức của cha mẹ trẻ còn hạn chế, ít có sự tham gia phối hợp cùng với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Một số gia đình, cha mẹ trẻ còn phó mặc sự chăm sóc, giáo dục cho nhà trường hoặc coi nhẹ việc học mầm non của con em mình, việc đến trường cũng không trở nên quá cần thiết. Những điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện các mục tiêu phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Do đó, nhà trường cần có những tác động cụ thể đến cha mẹ trẻ, để họ nâng cao nhận thức của mình về sự cần thiết phải phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
34
Kết luận chƣơng 1
Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm non. Trẻ ở lứa tuổi mầm non 5 - 6 tuổi mặc dù đã có những phát triển mới về thể chất và nhận thức song vẫn là độ tuổi cần phải chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để cho trẻ bước vào bậc học mới - bậc tiểu học.
Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ được thực hiện với nhiều nội dung và phương thức khác nhau với các chủ thể phối hợp là cha mẹ trẻ và cán bộ, giáo viên trường mầm non.
Quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình là hoạt động của người quản lý tác động lên các đối tượng khác nhau (giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ) nhằm đạt được mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình được thể hiện trong nhiều khía cạnh như mục tiêu, nội dung phối hợp, hình thức phối hợp và các điều kiện liên quan đến việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình cũng như việc kiểm tra,