8. Cấu trúc của luận văn
2.4.6. Thực trạng quản lý các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình
chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
Trong công tác quản lý, bên cạnh quản lý các mục tiêu, hình thức phối hợp, người hiệu trưởng cũng cần có các biện pháp quản lý các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Bởi vì các nội dung này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn các hình thức, phương thức phối hợp một cách hiệu quả, thống nhất. Tác giả tiếp tục sử dụng câu hỏi số 2, phần II (phụ lục 1,2) và thu được kết quả như sau:
54
Bảng 2.7: Thực trạng quản lý các nội dung phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
TT
Quản lý các nội dung phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
3 2 1
ĐTB 3 2 1 ĐTB
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1
Chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên trong việc phối hợp với gia đình trẻ thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ.
105 56.1 48 25.7 34 18.2 2,38 102 54.5 57 30.5 28 15.0 2,40
2
Có sự quản lý chặt chẽ việc phối hợp thực hiện chương trình giáo dục như: xây dựng kế hoạch giáo dục; thực hiện các hoạt động giáo dục theo chương trình; tổ chức các ngày lễ, ngày hội...cho trẻ.
90 48.1 60 32.1 37 19.8 2,28 89 47.6 67 35.8 31 16.6 2,31
3
Có sự theo dõi kịp thời việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non.
89 47.6 66 35.3 32 17.1 2,30 79 42.2 88 47.1 25 13.4 2,28
4
Có sự giám sát, kiểm tra việc thực hiện việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
116 62.0 51 27.3 20 10.7 2,51 110 58.8 50 26.7 27 14.4 2,44
ĐTB chung 2,36 2,35
Chú thích: Mức độ thực hiện: 1- Không thường xuyên; 2 – ít thường xuyên; 3 – Thường xuyên; Mức độ hiêu quả: 1- Không hiệu quả; 2 – ít hiệu quả; 3 – Hiệu quả;
55
Về quản lý các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi, kết quả khảo sát trên cho thấy, hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ này. Điều đó thể hiện ở các nội dung quản lý đều đạt mức thực hiện thường xuyên và hiệu quả với ĐTB chung lần lượt là 2,36 và 2,35. Cụ thể:
Đa số ý kiến cho rằng, hiệu trưởng nhà trường đã thường xuyên chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên trong việc phối hợp với gia đình trẻ thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ (ĐTB = 2,38). Bên cạnh đó, hiệu trưởng cũng thường xuyên có sự giám sát, kiểm tra việc thực hiện việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường (ĐTB = 2,51). Do đó, những biện pháp này cũng đã được đánh giá là có hiệu quả.
Mặt khác, những việc hiệu trưởng thực hiện ít thường xuyên hơn như: Có sự quản lý chặt chẽ việc phối hợp thực hiện chương trình giáo dục như: xây dựng kế hoạch giáo dục; thực hiện các hoạt động giáo dục theo chương trình; tổ chức các ngày lễ, ngày hội...cho trẻ (ĐTB = 2,28); Hiệu trưởng cũng chưa thường xuyên theo dõi kịp thời việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non (ĐTB = 2,30). Chính vì vậy với 2 nội dung này cũng được đa số ý kiến đánh giá là ít hiệu quả. Thực tế cho thấy, trong quá trình quản lý của người hiệu trưởng cũng có nhiều công việc cần phải thực hiện, do đó chắc chắn họ cũng khó nắm bắt được một cách kịp thời những khó khăn trong quá trình phối hợp với gia đình trẻ. Việc thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục hay các hoạt động giáo dục, ngày lễ, hội… ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Tủa Chùa vẫn còn chưa được tổ chức nhiều.
Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả quản lý các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường cần xác định cụ thể các nội dung phối hợp và có sự quan tâm nhiều hơn đến các nội dung phối hợp một cách kịp thời.