Thực trạng quản lý các hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 61 - 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.5. Thực trạng quản lý các hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình

trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Trong công tác quản lý, bên cạnh quản lý các mục tiêu phối hợp, người hiệu trưởng cũng cần có các biện pháp quản lý các hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Tuy nhiên, có rất nhiều hình thức phối hợp khác nhau, tác giả sử dụng câu hỏi số 2, phần II (phụ lục 1,2) và kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:

52

Bảng 2.6: Thực trạng quản lý các hình thức phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi

TT

Quản lý các hình thức phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong

chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

3 2 1

ĐTB 3 2 1 ĐTB

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1 Thông qua các phiếu khảo sát trưng

cầu ý kiến. 68 36.4 97 51.9 22 11.7 2,25 67 35.8 107 57.2 13 7.0 2,29

2 Tổ chức hội nghị thống nhất hoạt

động phối hợp 72 38.5 100 53.5 15 8.0 2,30 92 49.2 65 34.8 30 16.0 2,33

3 Phân công cán bộ hoặc giáo viên trao

đổi và tư vấn với phụ huynh 126 67.4 48 25.7 13 7.0 2,60 84 44.9 77 41.2 26 13.9 2,31

4 Thông qua các buổi sinh hoạt, gặp gỡ

giữa giáo viên với phụ huynh 90 48.1 80 42.8 17 9.1 2,39 106 56.7 56 29.9 25 13.4 2,43

5 Qua các phương tiện thông tin 75 40.1 93 49.7 19 10.2 2,30 77 41.2 83 44.4 27 14.4 2,27

6 Qua sản phẩm của trẻ, qua sổ liên lạc 94 50.3 69 36.9 24 12.8 2,37 78 41.7 78 41.7 31 16.6 2,25

7 Thông qua họp định kỳ 143 76.5 27 14.4 17 9.1 2,67 86 46.0 76 40.6 25 13.4 2,33

ĐTB chung 2,41 2,32

Chú thích: Mức độ thực hiện: 1- Không thường xuyên; 2 – ít thường xuyên; 3 – Thường xuyên; Mức độ hiêu quả: 1- Không hiệu quả; 2 – ít hiệu quả; 3 – Hiệu quả;

53

Nhìn chung, nhà trường và gia đình trẻ có sự phối hợp với nhau qua nhiều hình thưc, có những hình thức phối hợp đã được thực hiện thường xuyên (ĐTB chung = 2,41). Tuy nhiên, những hình thức phối hợp đó cũng chưa mang lại hiệu quả cao (ĐTB chung = 2,31).

Đi sâu phân tích các hình thức phối hợp, có thể thấy: có 4/7 hình thức được thực hiện thường xuyên. Đó là: Phân công cán bộ hoặc giáo viên trao đổi và tư vấn với phụ huynh (ĐTB = 2,60); Thông qua các buổi sinh hoạt, gặp gỡ giữa giáo viên với phụ huynh (ĐTB = 2,39); Qua sản phẩm của trẻ, qua sổ liên lạc (ĐTB = 2,37); Thông qua họp định kỳ (ĐTB = 2,67). Tuy nhiên, trong số các hình thức phối hợp nêu trên, chỉ có thông qua các buổi sinh hoạt, gặp gỡ giữa giáo viên với phụ huynh mới được đánh giá là có hiệu quả (ĐTB = 2,43). Các hình thức khác mặc dù cũng được thực hiện thường xuyên nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Những hình thức như họp định kỳ cũng chỉ diễn ra 2-3 lần trong năm học, các hình thức gián tiếp khác như quan sản phẩm của trẻ hay các phương tiện thông tin cũng không mang lại nhiều hiệu quả trong phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Bên cạnh đó, việc phối hợp được thực hiện qua các phiếu khảo sát và tổ chức hội nghị thống nhất hoạt động cũng không thực hiện nhiều và do đó ít hiệu quả. Trên thực tế tìm hiểu ở một số trường mầm non trên địa bàn huyện Tủa Chùa vẫn chưa thực hiện được việc thiết kế các phiếu khảo sát để kịp thời nắm được mong muốn, nguyện vọng, khó khăn gặp phải trong quá trình phối hợp của các bên liên quan. Các hội nghị được tổ chức nhằm gặp gỡ, trao đổi, thống nhất các nội dung vẫn còn diễn ra mang tính hình thức, chưa thật khách quan và cũng ít được tổ chức.

Như vậy, quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ gặp những khó khăn nhất định khi thực hiện các hình thức phối hợp khác nhau. Do đó, để nâng cao hiệu quả phối hợp đòi hỏi người quản lý nhà trường cần xem xét lựa chọn hình thức phù hợp, hiệu quả hoặc có sự thay đổi cách thức tổ chức, thời gian, địa điểm, nội dung và các hoạt động phối hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)