Về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tủa Chùa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 45 - 46)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tủa Chùa

Huyện Tủa Chùa thành lập ngày 18/10/1955 (theo Nghị định số 606/TTg, ngày 18/10/1955 của Thủ tướng Chính phủ) nay đã tròn 66 năm. Từ khi ra đời do những điều kiện lịch sử, trung tâm hành chính của huyện 2 lần phải di chuyển từ Tả Phìn về Sính Phình (năm 1966) và chuyển về Mường Báng (năm 1988) là địa điểm hiện nay.

* Về vị trí địa lí: Tủa Chùa là huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Điện Biên, là 1 trong những huyện nghèo của cả nước đang được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ… Diện tích tự nhiên 68.526,45 ha, dân số năm 2015 là 51.492 người, với 7 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 95%. Toàn huyện có 12 xã, thị trấn, 143 thôn, bản tổ dân phố, trong đó: 11/12 xã là xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 2044/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ), 4 đơn vị hành chính cấp xã loại I (Mường Báng, Tủa Thàng, Sín Chải, Sính Phình), 7 đơn vị hành chính cấp xã loại II (Xá Nhè, Mường Đun, Huổi Só, Trung Thu, Lao Xả Phình, Tả Phìn, Tả Sìn Thàng), 1 đơn vị hành chính cấp xã loại III (thị trấn Tủa Chùa).

* Điều kiện xã hội: Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tủa Chùa và ý trí tự

lực tự cường, sự cố gắng nỗ lực vươn lên của cán bộ nhân dân các dân tộc, huyện đã thu được nhiều thành tích rất đáng trân trọng đó là:

Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 8%/ năm, nền kinh tế đã chuyển dịch cơ cấu theo hướng: Nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, từ chỗ nhân dân sản xuất chỉ độc canh cây lúa, chưa biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đến nay đã đưa giống mới có năng xuất cao, dùng phân bón, thâm canh tăng vụ tăng năng suất cây trồng.

Thông qua các chương trình dự án, cùng với đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất của đồng bào đời sống đại đa số nhân dân các dân tộc huyện vùng cao

36

Tủa Chùa từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân đạt trên 10 triệu đồng/người/năm, cơ bản đã giải quyết được vấn đề lương thực tại chỗ, chấm dứt được nạn đói triền miên, số hộ giàu và khá ngày 1 tăng, tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố đạt trên 90%. Cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày một phát triển. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 8 xã có đường nhựa đảm bảo đi lại thuận tiện cả 2 mùa, góp phần giao lưu hàng hoá, ổn định sản xuất.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 45 - 46)