Thực trạng quản lý mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 58 - 61)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3.Thực trạng quản lý mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong

chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Giữa nhà trường và gia đình hướng đến những mục tiêu phối hợp khác nhau trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Việc quản lý mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả của cả quá trình quản lý hoạt động phối hợp của người hiệu trưởng nhà trường. Tác giả sử dụng câu hỏi số 2, phần II (phụ lục 1,2) và kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng dưới đây:

49

Bảng 2.5: Thực trạng quản lý mục tiêu phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

TT

Quản lý mục tiêu hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ

5-6 tuổi

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

3 2 1

ĐTB 3 2 1 ĐTB

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1

Thực hiện xác định rõ ràng mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

104 55.6 54 28.9 29 15.5 2.4 118 63.1 36 19.3 33 17.6 2.45

2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

112 59.9 60 32.1 15 8.0 2.52 86 46.0 73 39.0 28 15.0 2.31

3

Yêu cầu giáo viên nghiêm túc thực hiện các nội dung phối hợp với gia đình trẻ theo đúng mục tiêu giáo dục mầm non.

128 68.4 43 23.0 16 8.6 2.6 109 58.3 46 24.6 32 17.1 2.41

4

Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về các mục tiêu cần sự phối hợp của gia đình và nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

88 47.1 70 37.4 29 15.5 2.32 78 41.7 83 44.4 26 13.9 2.28

5 Nắm bắt kịp thời những khó khăn trong thực hiện

các mục tiêu phối hợp chăm sóc và giáo dục trẻ. 81 43.3 81 43.3 25 13.4 2.3 84 44.9 80 42.8 23 12.3 2.33

ĐTB chung 2,42 2,35

Chú thích: Mức độ thực hiện: 1- Không thường xuyên; 2 – ít thường xuyên; 3 – Thường xuyên; Mức độ hiêu quả: 1- Không hiệu quả; 2 – ít hiệu quả; 3 – Hiệu quả;

50

Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung việc quản lý thực hiện các mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi được thực hiện thường xuyên và mang lại những hiệu quả nhất định (ĐTB chung lần lượt = 2,42 và 2,35). Cụ thể:

Người quản lý nhà trường đã thường xuyên thực hiện xác định rõ ràng mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

(ĐTB = 2,40); Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ (ĐTB = 2,52); Yêu cầu giáo viên nghiêm túc thực hiện các nội dung phối hợp với gia đình trẻ theo đúng mục tiêu giáo dục mầm non (ĐTB = 2,60).

Có 2/5 nội dung được thực hiện ít hơn như: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về các mục tiêu cần sự phối hợp của gia đình và nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ (ĐTB =2,32) và Nắm bắt kịp thời những khó khăn trong thực hiện các mục tiêu phối hợp chăm sóc và giáo dục trẻ (ĐTB = 2,30). Việc nâng cao nhận thức cho giáo viên về các mục tiêu phối hợp thì nhà trường thực hiện thường xuyên nhưng với phụ huynh thì hầu như ít thực hiện. Rất khó để tập hợp phụ huynh một cách thường xuyên, trừ các buổi họp phụ huynh toàn trường. Do đó, trong quá trình thực hiện công tác quản lý, người hiệu trưởng nhà trường cũng chưa nắm bắt kịp thời những khó khăn khi thực hiện các mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Chính vì chưa thực hiện được thường xuyên nên hiệu quả cũng chưa cao.

Chỉ có nội dung: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mặc dù được thực hiện thường xuyên nhưng lại được đánh giá là ít hiệu quả (ĐTB = 2,31). Điều này khiến người quản lý nhà trường cần xem xét lại cách thức tổ chức việc bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức cho không chỉ giáo viên, nhân viên trong trường mà cả các phụ huynh có con em theo học. Trên cơ sở đó, họ sẽ có những cách thức phối hợp thường xuyên, liên tục và hiệu quả hơn. Cô giáo C.T.N, trường MN Xá Nhè chia sẻ thêm: “Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên trong trường thì dễ thực hiện hơn là với phụ huynh, cha mẹ các cháu mải làm, mải ăn cũng không có nhiều thời gian quan tâm đến các vấn đề của nhà

51

trường, có người còn phó mặc sự chăm sóc cho giáo viên luôn.”. Với thực tế như vây, nên lãnh đạo các trường cần có một kế hoạch tác động cụ thể, lâu dài nhằm nâng cao nhận thức cho phụ huynh, đặc biệt là ở các xã vùng sâu vùng xa như Huổi Só, Mường Đun…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 58 - 61)